1
Quý khách
cần hỗ trợ ?

Tin tức Hàng hóa 9/8/2022: Thị trường hàng hoá diễn biến phức tạp, chờ đợi thông tin đột phá

Kết thúc ngày giao dịch 08/08, giá các mặt hàng trên thị trường hàng hoá đóng cửa với sắc xanh đỏ đan xen. Lực bán có phần chiếm ưu thế đã khiến cho chỉ số MXV-Index suy yếu nhẹ 0,18% xuống 2.550,97 điểm, mức điểm thấp nhất trong hơn 2 tuần qua.

Nội dung

Dầu tăng hơn 1.5% sau dữ liệu kinh tế tích cực từ Mỹ và Trung Quốc

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu Brent tiến 1.8% lên 96.65 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 1.97% lên 90.76 USD/thùng.

Tuần trước, lo ngại rằng suy thoái kinh tế có thể làm giảm nhu năng lượng đã đẩy giá dầu Brent sụt 13.7% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 02/2022. Đây cũng là tuần giảm mạnh nhất của dầu Brent kể từ tháng 4/2020, và dầu WTI rớt 9.7% trong tuần trước.

Cả 2 hợp đồng dầu đều phục hồi phần nào mức giảm vào ngày 05/8 sau khi tăng trưởng việc làm ở Mỹ, quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, bất ngờ tăng tốc trong tháng 7.

Vào ngày 07/8, Trung Quốc cũng gây bất ngờ khi tăng trưởng xuất khẩu nhanh hơn dự báo.

Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đã nhập khẩu 8.79 triệu thùng/ngày dầu thô trong tháng 7, tăng từ mức đáy 4 năm vào tháng 6, nhưng vẫn thấp hơn 9.5% so với cùng kỳ năm trước, dữ liệu hải quan cho thấy.

Tại châu Âu, xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu của Nga tiếp tục giảm trước khi lệnh cấm vận do Liên minh Châu Âu (EU) áp đặt sẽ có hiệu lực vào ngày 05/12.

Tuần trước, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã cảnh báo về một cuộc suy thoái kéo dài ở Anh.

Về sản lượng dầu của Mỹ, các công ty năng lượng hồi tuần trước đã giảm số giàn khoan dầu nhiều nhất kể  từ tháng 9/2021 với mức giảm đầu tuần trong 10 tuần qua.

Các nhà phân tích tại Goldman Sachs tin rằng trường hợp giá dầu tăng cao vẫn còn mạnh mẽ, trong khi thị trường tiếp tục thâm hụt lớn hơn dự báo trong những tháng gần đây

Tin tức Hàng hóa 9/8/2022: Thị trường hàng hoá diễn biến phức tạp, chờ đợi thông tin đột phá

Kim loại quý tăng mạnh trước kỳ vọng thu hẹp đà tăng lãi suất

Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, sắc xanh cho thấy xu hướng chiếm ưu thế trên bảng giá nhóm kim loại.  Bạc ghi nhận phiên tăng vọt 3,89% lên mức 20,61 USD/ounce, mức giá cao nhất kể từ cuối tháng 6 cho đến nay. Bạch kim có phiên tăng thứ 3 liên tiếp, đóng của tại 938,4 USD/ounce sau khi tăng 1,48%.

Nhóm kim loại quý đón nhận lực mua tích cực trong phiên giao dịch hôm qua nhờ các dữ liệu khảo sát cho thấy kỳ vọng về lạm phát của người tiêu dùng Mỹ đang có xu hướng giảm. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ thu hẹp đà tăng lãi suất trong tương lai. Đồng Dollar Mỹ suy yếu trở lại, do đó, giá nhóm kim loại quý vốn nhạy cảm với mức lãi suất và đồng USD đã được hỗ trợ với mức tăng mạnh mẽ.

Cụ thể, theo một cuộc khảo sát của Cục Dự trữ Liên bang New York, kỳ vọng trung bình về lạm phát trong 1 năm tới giảm 0,6 điểm phần trăm xuống 6,2% và triển vọng 3 năm giảm 0,4 điểm phần trăm xuống 3,2%. Đây lần lượt là mức thấp nhất được ghi nhận kể từ tháng Hai năm nay và tháng Tư năm ngoái, được thúc đẩy bởi sự suy yếu của giá năng lượng và thực phẩm.

Tin tức Hàng hóa 9/8/2022: Thị trường hàng hoá diễn biến phức tạp, chờ đợi thông tin đột phá

Đối với nhóm kim loại cơ bản, lực mua mạnh mẽ xuất hiện vào nửa cuối phiên đã giúp giá đồng COMEX có phiên tăng thứ 3 liên tiếp, mức tăng 0,97% lên 3,58 USD/pound. Quặng sắt cũng đóng cửa trong sắc xanh sau khi tăng 2,35%. Dữ liệu về thặng dư thương mại của Trung Quốc đạt kỷ lục trong tháng 7, đặc biệt là xuất khẩu tăng vọt 18% so với cùng kỳ năm ngoái đã đem lại triển vọng tích cực hơn cho đà phục hồi kinh tế tại quốc gia này. Đây là yếu tố chính hỗ trợ cho đà tăng của nhóm kim loại cơ bản trong phiên ngày 08/08. Bên cạnh đó, đà tăng của giá đồng còn được hỗ trợ bởi nguồn cung đang cho thấy dấu hiệu thắt chặt khi tồn kho đồng trên Sở Thượng Hải giảm về mức thấp nhất kể từ giữa tháng 1.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *