Cacao ICE US

Hàng hóa giao dịch

Cacao ICE US

Mã hàng hóa

CCE

Độ lớn hợp đồng

10 tấn / lot

Đơn vị yết giá

USD / tấn

Thời gian giao dịch

Thứ 2 – Thứ 6:

15:45 – 00:30 (ngày hôm sau)

Bước giá

1 USD / tấn

Tháng đáo hạn

Tháng 3, 5, 7, 9, 12

Ngày đăng ký giao nhận

5 ngày làm việc trước ngày thông báo đầu tiên

Ngày thông báo đầu tiên

10 ngày làm việc trước ngày làm việc đầu tiên của tháng đáo hạn

Ngày giao dịch cuối cùng

11 ngày làm việc trước ngày làm việc cuối cùng của tháng đáo hạn

Ký quỹ

Theo quy định của MXV

Giới hạn vị thế

Theo quy định của MXV

Biên độ giá

Không quy định

Phương thức thanh toán

Giao nhận vật chất

Tiêu chuẩn chất lượng

Tiêu chuẩn được chi tiết bên dưới

 

Cà phê là loại hàng hóa được giao dịch nhiều thứ hai trên thế giới. Cà phê chủ yếu có 2 loại: Robusta và Arabica. Robusta chứa nhiều caffeine hơn so với Arabica. Hợp đồng tương lai Arabica được giao dịch tại sàn ICE US (New York) và Robusta được giao dịch tại sàn ICE EU (Luân Đôn), giá của hợp đồng tương lai Robusta cao hơn so với giá của hợp đồng tương lai Arabica.

Nơi trồng

Hầu hết cà phê trên thế giới tập trung ở châu Á, châu Mỹ và châu Phi. Cây cà phê tạo ra caffein để chống lại sự tấn công của côn trùng, do đó, những cây trồng ở độ cao cao hơn sẽ sản xuất ra caffeine ít hơn so với cây trồng ở độ cao thấp. Do đó, Arabica thường có tỉ lệ caffein ít hơn so với Robusta (1,2% so với 2,2%). Arabica chiếm khoảng 75% – 80% tổng sản lượng cà phê thu hoạch. Việt Nam và Indonesia trồng cả hai loại Arabica và Robusta, Colombia chỉ trồng Arabica. Riêng ở Brazil, nông dân trồng Colinon và Arabica, trong đó, Colinon ở Brazil có hương vị tương tự như Robusta ở những khu vực khác.

Theo thống kê của USDA, niên vụ cà phê năm 2018/2019, tại Brazil, sản lượng cà phê đạt khoảng 64,8 triệu bao (chiếm khoảng 37,1% sản lượng cà phê toàn cầu). Sản lượng cà phê tại Việt Nam khoảng 30 triệu bao (17,4% sản lượng cà phê toàn cầu). Arabica được trồng tại Colombia thu hoạch với sản lượng 14,3 triệu bao (chiếm 8,2% sản lượng cà phê toàn cầu). Vì có diện tích trồng cà phê thấp nhất nên sản lượng cà phê ở Indonesia tương đối thấp, khoảng 10,6 triệu bao, chiếm 6,1% sản lượng cà phê toàn cầu. Như vậy, tổng sản lượng cà phê tại bốn khu vực trên chiếm khoảng 68,8% sản lượng cà phê toàn cầu.