1
Quý khách
cần hỗ trợ ?

Thị trường hàng hóa 7/9/2023: Giá hàng hóa nguyên liệu chưa thoát khỏi xu hướng phân hóa

Bản tin thị trường hàng hóa ngày 7/9/2023 có những điểm đáng chú ý gì mời quý Nhà đầu tư cùng theo dõi.

Bản tin nhận định thị trường là bản tin do đội ngũ phân tích có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực đầu tư hàng hóa của THC thực hiện dựa trên các tin tức trên toàn thị trường. Bản tin được cập nhật sớm mỗi ngày nhằm mang những thông tin bổ ích đến quý Nhà đầu tư một cách kịp thời nhất. Rất mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của quý Nhà đầu tư để chúng tôi có động lực phát triển hơn nữa.

THC xin gửi đến quý Nhà đầu tư những nhận định thị trường hàng hóa trong phiên giao dịch ngày 7/9/2023.

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thêm một ngày thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa với diễn biến giá phân hoá. Lực bán áp đảo, đặc biệt là trên thị trường kim loại, kéo chỉ số MXV-Index đóng cửa hôm qua ngày 6/9, quay đầu giảm 0,3% xuống 2.295 điểm. Giá trị giao dịch toàn sở đạt gần 3.600 tỷ đồng.

Nông sản là nhóm mặt hàng duy nhất duy trì được đà tăng trong ngày hôm qua. Trong khi đó, lực bán mạnh, chi phối xu hướng thị trường tiếp tục chủ yếu đến từ nhóm kim loại với 8 trên 10 mặt hàng đồng loạt đóng cửa trong sắc đỏ. Hai nhóm còn lại là Năng lượng và Nguyên liệu công nghiệp ghi nhận diễn biến giá các mặt hàng tương đối trái chiều.

Nội dung

Chuỗi tăng giá dài nhất trong một thập kỷ của giá dầu WTI

Chốt ngày giao dịch 6/9, giá dầu WTI đóng cửa ở mức 87,55 USD/thùng, tăng gần 1% so với phiên trước. Đây là phiên tăng giá thứ 9 liên tiếp, đánh dấu chuỗi tăng giá theo ngày dài nhất kể từ năm 2010. Trong khi đó, giá dầu Brent tăng phiên thứ 7 liên tiếp với mức tăng 0,62% lên 90,60 USD/thùng.

Theo MXV, lo ngại nguồn cung thắt chặt, cùng với một số dữ liệu kinh tế tích cực của Mỹ đã tiếp tục đẩy giá dầu lên mức cao nhất trong hơn 9 tháng qua. Các nhà đầu tư tiếp tục tăng cường vị thế mua dầu trong bối cảnh nguồn cung có xu hướng thắt chặt vào cuối năm.

Công ty dầu mỏ Saudi Armaco hôm thứ Tư cho biết đã tăng giá bán chính thức (OSP) đối với loại dầu thô nhẹ kỳ hạn tháng 10 tới thị trường châu Á thêm 10 cent/thùng lên mức chênh lệch 3,60 USD/thùng so với báo giá trung bình của Oman hay Dubai. Đây là lần tăng giá bán lần thứ 4 liên tiếp của Saudi Arabia kể từ tháng 7.

Báo cáo mới đây của Ngân hàng Goldman Sachs cho biết các động thái của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) mang lại rủi ro tăng giá đáng chú ý. Các nhà phân tích của ngân hàng đã đưa ra một số kịch bản, bao gồm một kịch bản cho thấy giá dầu Brent mở rộng mức tăng lên trên 100 USD/thùng. Tuy nhiên, họ nhấn mạnh rằng đây không phải là quan điểm cốt lõi khi rủi ro tăng trưởng vẫn còn tiềm ẩn.

Củng cố cho đà tăng của giá dầu, dữ liệu của Viện Dầu khí Mỹ (API) cho biết tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ giảm 5,52 triệu thùng so với mức dự đoán giảm 2,1 triệu thùng của giới phân tích. Đây là tuần giảm thứ tư liên tiếp, trong khi tồn kho xăng cũng giảm mạnh 5,09 triệu thùng. Điều này nhấn mạnh yếu tố nguồn cung có xu hướng suy giảm, thúc đẩy lực mua trên thị trường.

Tại Nga, xuất khẩu các sản phẩm dầu hiện cũng đã giảm xuống mức thấp nhất trong 11 tháng, với dầu diesel và dầu nhiên liệu đạt tổng cộng 2,28 triệu thùng/ngày trong tháng 8, thấp hơn 9% so với tháng 7.

Trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt, tiêu thụ dầu vẫn cho thấy mức ổn định. Tại Ấn Độ, tổng mức tiêu thụ trong tháng 8 đạt 18,57 triệu tấn, tăng 2,5% so với mức 18,11 triệu tấn trong tháng 7.

Giá đường giảm mạnh từ vùng đỉnh lịch sử

Kết thúc ngày giao dịch 6/9, bảng giá các mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp chứng kiến sự phân hóa với sắc xanh đỏ đan xen. Đáng chú ý, giá đường đảo chiều giảm sâu sau khi đạt mức cao lịch sử.

Giá hai mặt hàng đường trong phiên hôm qua ghi nhận mức giảm lần lượt 2,78% với đường trắng và 1,61% với đường 11. Lực bán chốt lời kết hợp cùng triển vọng nguồn cung tích cực tại Brazil đã gây sức ép lên giá.

Giới quan sát cho biết, khu vực sản xuất đường chính của Brazil sẽ đón nhận kiểu thời tiết khô ráo trong khung thời gian 15 ngày tới. Điều này giúp thúc đẩy hoạt động sản xuất tích cực hơn. Trong niên vụ 2023/24, Brazil dự kiến sẽ có sản lượng đường tăng mạnh so với niên vụ trước. Sản lượng này sẽ bù đắp những thiếu hụt nguồn cung ở mức thấp tại Thái Lan và Ấn Độ.

Ở chiều ngược lại, giá hai mặt hàng cà phê tăng nhẹ lần lượt 0,23% với Arabica và 0,12% với Robusta. Tồn kho cà phê trên Sở ICE ở mức thấp, khiến thị trường chưa thể thoát khỏi nỗi lo thiếu hụt nguồn cung cà phê toàn cầu trong  ngắn hạn.

Tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE tính đến hết ngày 5/9 đang ở mức 467.919 bao loại 60kg, giảm 15.464 bao so với phiên trước đó. Đây cũng là mức tồn kho thấp nhất từng được ghi nhận kể từ giữa tháng 11/2022.

Cùng với đó, sau khi bất ngờ đảo chiều tăng từ 33.630 tấn lên 35.010 tấn trong phiên 03/09, tổng lượng cà phê Robusta tại các kho lưu trữ của đơn vị này có sự điều chỉnh nhẹ trong phiên 4/9 về 34.990 tấn. Điều này cho thấy sự chưa chắc chắn trong khả năng hồi phục nguồn cung cà phê Robusta toàn cầu.

Sáng nay trên thị trường nội địa, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ cũng điều chỉnh tăng nhẹ 100 đồng/kg, đưa giá thu mua cà phê trong nước lên mức 65.300 – 66.300 đồng/kg.

Quặng sắt bật tăng do nhu cầu ngắn hạn phục hồi ở Trung Quốc

Giá quặng sắt bật tăng nhờ kỳ vọng về nhu cầu thép ngắn hạn phục hồi ở Trung Quốc, mặc dù mức tăng bị giới hạn trong bối cảnh lo ngại về sự chậm lại của nước này và khả năng kiểm soát sản lượng thép.

Hợp đồng tháng 1/2024 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc đã kết thúc phiên tăng 0,1% lên 853,50 nhân dân tệ (116,80 USD)/tấn.

Quặng sắt kỳ hạn tháng 10/2023 trên Sàn giao dịch Singapore cũng tăng 0,7% lên 115,75 USD/tấn, vào lúc 07h00 GMT. Giá tăng được thúc đẩy bởi các biện pháp chính sách của Trung Quốc để phục hồi tăng trưởng kinh tế và lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn.

“Nhu cầu thép dự kiến sẽ có xu hướng tăng trong tháng 9, dựa trên sự phục hồi nhu cầu theo mùa”, nhà cung cấp dữ liệu và tư vấn ngành Mysteel cho biết trong triển vọng hàng tuần.

Tuy nhiên, triển vọng nhu cầu quặng sắt vượt quá mùa cao điểm truyền thống từ tháng 9 đến tháng 10 bị che mờ bởi khả năng cắt giảm sản lượng thép ở Trung Quốc khi nước này tìm cách hạn chế lượng khí thải carbon của ngành trong năm thứ ba liên tiếp.

Một số nhà máy thép có thể lựa chọn cắt giảm sản lượng trong ngắn hạn do tổn thất bắt nguồn từ chi phí nguyên liệu thô cao, trong khi trọng tâm trong dài hạn là thực hiện các biện pháp kiểm soát sản xuất, các nhà phân tích của Sinosteel cho biết.

Thép cuộn cán nóng giảm 0,4%, trong khi thanh thép ăng 0,1%. Thép không gỉ tăng 0,3%.

Giá đồng trượt dốc sau khi đồng tiền của nước tiêu thụ kim loại lớn nhất Trung Quốc sụt giảm, đồng đô la mạnh lên và đơn đặt hàng nhà máy của Đức giảm, làm nổi bật nền kinh tế toàn cầu yếu. Giá đồng kỳ hạn   tại sở giao dịch Comex  giảm 1,7% xuống 3,79 USD/lb.

Đồng mất điểm sau khi dữ liệu vững chắc của Mỹ làm dấy lên lo ngại lạm phát mới và thúc đẩy USD chạm mức đỉnh mới trong sáu tháng. Đồng đô la mạnh hơn làm cho hàng hóa được định giá bằng đồng USD đắt hơn đối với người mua sử dụng các loại tiền tệ khác.

Lĩnh vực dịch vụ của Mỹ bất ngờ tăng tốc trong tháng 8, với các đơn đặt hàng mới được củng cố và các doanh nghiệp trả giá cao hơn cho đầu vào.

Trong khi đó, giá đồng kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London  đã tăng 1,5% lên 8.358,50 USD/tấn vào lúc 1630 GMT sau khi tăng 0,4% vào thứ Ba.

Đồng LME đã phục hồi kể từ khi chạm mức thấp nhất trong 2-1/2 tháng là 8.120 USD vào giữa tháng 8 do hy vọng về gói kích thích của Trung Quốc, nhưng các nhà đầu tư đã thất vọng về các biện pháp hỗ trợ khiêm tốn.

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong 10 tháng so với đồng USD trước khi giảm bớt một số khoản lỗ sau dữ liệu kinh tế yếu kém từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Đơn đặt hàng công nghiệp của Đức giảm nhiều hơn dự kiến trong tháng 7, giảm 11,7% trong khi các nhà phân tích dự kiến giảm 4,0%.

Mùa thu theo truyền thống chứng kiến nhu cầu đồng mạnh lên ở Trung Quốc, kim loại này được sử dụng trong các lĩnh vực xây dựng, năng lượng và giao thông, nhưng tiêu thụ thực tế vẫn ảm đạm, một nhà sản xuất thanh đồng Trung Quốc cho biết.

Tại LME, giá nhôm  giảm 0,1% xuống 2.192 USD/tấn, kẽm giảm 0,2% xuống 2.466,50 USD, chì  giảm 0,3% xuống 2.226 USD, niken  giảm 2,4% xuống 20.540 USD và thiếc giảm 0,7% xuống 26.255 USD.

Đậu tương tăng vọt trong khi ngô giảm

Giá đậu tương kỳ hạn tại Chicago tăng vọt sau khi dữ liệu hàng tuần của chính phủ Mỹ cho thấy điều kiện mùa màng xấu đi nhiều hơn dự kiến trong thời tiết khô nóng.

USDA đã dự báo tồn kho đậu tương Mỹ sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong tám năm trong niên vụ 2023/24, để lại rất ít đệm cung.

Tại sở giao dịch CBOT, giá đậu tương kỳ hạn kết thúc phiên tăng 11-1/4 cent lên 13,76-1/4 USD/bushel. Giá lúa mì kỳ hạn tăng 9-3/4 cent lên 6,09 USD/bushel trong khi giá ngô kỳ hạn  kết thúc giảm 1/4 cent xuống 4,85-3/4 USD/bushel.

Sự khởi đầu của vụ thu hoạch của Mỹ đã đè nặng lên giá ngô kỳ hạn sau khi thị trường chạm mức cao nhất trong một tuần, các nhà phân tích cho biết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *