1
Quý khách
cần hỗ trợ ?

Thị trường Hàng hóa 28/4/2023: Thị trường hàng hóa nối dài đà suy yếu

Nội dung

Bản tin thị trường hàng hóa ngày 28/4/2023 có những điểm đáng chú ý gì mời quý Nhà đầu tư cùng theo dõi. Bản tin nhận định thị trường là bản tin do đội ngũ phân tích có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực đầu tư hàng hóa của THC thực hiện dựa trên các tin tức trên toàn thị trường,

Bản tin được cập nhật sớm mỗi ngày nhằm mang những thông tin bổ ích đến quý Nhà đầu tư một cách kịp thời nhất. Rất mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của quý Nhà đầu tư để chúng tôi có động lực phát triển hơn nữa.

THC xin gửi đến quý Nhà đầu tư những nhận định thị trường hàng hóa trong phiên giao dịch ngày 28/4/2023.

Đóng cửa hôm qua ngày 27/04, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá hàng hóa nguyên liệu thế giới. Tuy nhiên, lực bán mạnh trên thị trường nông sản đã kéo chỉ số MXV- Index giảm 0,38% xuống 2.230 điểm.

Với ưu thế tính chất hai chiều của thị trường giao dịch T0, nhà đầu tư vẫn có thể có lời ngay cả khi giá giảm, dòng tiền đầu tư đến thị trường tiếp tục gia tăng. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt trên 4.500 tỷ đồng, tăng hơn 4% so với ngày trước đó, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết.

Thị trường Hàng hóa 28/4/2023: Thị trường hàng hóa nối dài đà suy yếu

Thị trường nông sản chìm trong sắc đỏ

Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/04, giá đậu tương ghi nhận phiên thứ 7 liên tiếp suy yếu và giảm về gần mức hỗ trợ tâm lý 1400. Tiếp nối đà giảm của hôm trước, giá đã tiếp tục chịu áp lực và duy trì đến cuối phiên. Sức ép từ diễn biến dầu đậu tương, sau khi triển vọng dầu thực vật nới lỏng hơn là yếu tố lý giải cho diễn biến giá.

Ngày hôm qua, Bộ Thương mại Indonesia cho biết sẽ hạ thấp ngưỡng bán hàng nội địa bắt buộc đối với các nhà xuất khẩu dầu cọ xuống còn 300.000 tấn mỗi tháng, bắt đầu từ tháng 5, cho phép nhiều lô hàng được rời khỏi nước này. Đây là chính sách nới lỏng, sau khi Indonesia thắt chặt xuất khẩu vào đầu năm nay do dự đoán nhu cầu cao hơn trong tháng lễ hội Ramadan linh thiêng của người hồi giáo. Ngoài ra, Chính phủ cũng sẽ cho phép các công ty tiếp tục sử dụng giấy phép xuất khẩu với khối lượng khoảng 3 triệu tấn đã bị đình chỉ đầu năm nay. Một quan chức cấp cao Bộ Thương mại cho biết những giấy phép này sẽ được phép sử dụng trong từng giai đoạn trong 9 tháng tới. Việc Indonesia đẩy mạnh bán hàng sẽ nới lỏng nguồn cung dầu thực vật trong dài hạn. Đây là thông tin đã khiến giá dầu cọ và dầu đậu tương giảm mạnh trong ngày hôm qua, từ đó khiến đậu tương chịu áp lực bán.

Thị trường Hàng hóa 28/4/2023: Thị trường hàng hóa nối dài đà suy yếu

Ở một diễn biến khác, nhịp giảm mạnh của ngô trong hơn 1 tuần trước đó tiếp tuc mở rộng khi giá phá vỡ vùng hỗ trợ tâm lí 600. Triển vọng nhu cầu ngô Mỹ suy yếu cũng góp phần thúc đẩy lực bán mạnh đối với giá mặt hàng này.

Cùng với đó, giá lúa mì cũng ghi nhận mức giảm mạnh, tiếp nối đà suy yếu và tạo thành chuỗi 7 phiên liên tiếp đóng cửa trong sắc đỏ. Những đánh giá tích cực về nguồn cung vẫn đóng vai trò là yếu tố chính tạo sức ép lên giá mặt hàng này.

Ủy ban châu Âu (EC) mới đây đã tăng mạnh dự báo tồn kho lúa mì cuối niên vụ 22/23 của Liên minh châu Âu (EU), do xuất khẩu dự kiến giảm trong khi nhập khẩu tăng. Cụ thể, tồn kho lúa mì mềm cuối niên vụ hiện tại của EU được dự báo ở mức 19.6 triệu tấn, từ mức 18,1 triệu tấn trong báo cáo tháng 03. Điều này là kết quả của việc xuất khẩu lúa mì mềm niên vụ 22/23 dự kiến ở mức 31 triệu tấn (giảm 1 triệu tấn so với ước tính trước), trong khi dự báo nhập khẩu lúa mì là 8 triệu tấn (tăng 0,5 triệu tấn so với báo cáo tháng trước). Báo cáo tháng này của EC cũng nêu ra vấn đề nguồn cung dư thừa, khiến một số nước phía đông châu Âu kêu gọi hạn chế nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine.

Không chỉ có tồn kho nới lỏng, nhu cầu nhập khẩu lúa mì cũng góp phần củng cố lực bán mạnh trên thị trường trong phiên hôm qua. Cụ thể, báo cáo Export Sales (Xuất khẩu hàng tuần) của USDA cho thấy Mỹ chỉ bán được 155.733 tấn lúa mì trong tuần tước, giảm mạnh gần 40% so với báo cáo trước đó. Những thông tin trên đã gây sức ép  và khiến giá lúa mì giảm gần 2%.

Giá bông phục hồi, đường thô tiếp tục đạt đỉnh hơn 11 năm

Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/04, sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng giá các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp.

Giá Arabica suy yếu với mức giảm 1,77% trong phiên hôm qua khi thị trường tiếp tục kỳ vọng vào mùa vụ tích cực tại Brazil.  

Thị trường nói chung vẫn có những cái nhìn khá lạc quan về triển vọng sản lượng cà phê Arabica niên vụ 2023/24 tại Brazil. Các đơn vị dự báo từ tư nhân đến chính phủ đều đưa ra mức sản lượng và xuất khẩu trong niên vụ mới cao hơn hẳn 2 năm trước khi thời tiết đã trở lại bình thường và ủng hộ cho sự phát triển của cây cà phê. Đồng thời, nông dân đẩy mạnh bán hàng vụ mới khi giai đoạn thu hoạch đến gần, cũng là nhân tố gây áp lực khiến giá giảm. 

Giá Robusta tiếp tục suy yếu với mức giảm nhẹ 8 USD so với mức tham chiếu, đây cũng là phiên mang sắc đỏ thứ 3 liên tiếp của mặt hàng này. Những dấu hiệu tích cực cho thấy nguồn cung mở rộng đang gây sức ép lên giá ở thời điểm hiện tại.  

Thị trường kỳ vọng sản lượng Robusta niên vụ 2023/24 tại Brazil sẽ cao kỷ lục, giúp xua tan lo ngại thiếu hụt nguồn cung từ các quốc gia châu Á. Cùng với đó, tồn kho Robusta trên Sở ICE tăng lên mức 78,180 tấn, mức cao nhất nhất từ đầu tháng 12/2022 cũng tạo áp lực lên giá trong phiên hôm qua.  

Với việc Indonesia nới lỏng chính sách xuất khẩu của mình và giúp cải thiện nguồn cung dầu cọ toàn cầu, giá dầu cọ đã ghi nhận phiên suy yếu thứ 5 liên tục.  

Phe bán đã chiếm ưu thế áp đảo ngay sau khi mở cửa và đà giảm của giá được duy trì trong suốt thời gian giao dịch của phiên hôm qua. Điều đó khiến giá dầu cọ đóng cửa ở mức thấp nhất trong vòng 6 tháng. Bộ Thương mại Indonesia cho biết sẽ hạ thấp ngưỡng bán hàng nội địa bắt buộc đối với các nhà xuất khẩu dầu cọ xuống còn 300.000 tấn mỗi tháng, bắt đầu từ tháng 05, cho phép nhiều lô hàng được rời khỏi nước này.

Thị trường Hàng hóa 28/4/2023: Thị trường hàng hóa nối dài đà suy yếu

Ở chiều ngược lại, đường thô gây chú ý khi tiếp tục tăng mạnh lên mức cao nhất trong 11 năm rưỡi.  

Cụ thể, mặt hàng này ghi nhận mức tăng hơn 2% trong phiên hôm qua khi thị trường gia tăng lo ngại về vấn đề thiếu hụt nguồn cung.  

Sản lượng đường trong nửa đầu tháng 4 tại khu vực Trung nam của Brazil ở mức 542.000 tấn, thấp hơn mức 572.000 tấn kỳ vọng của thị trường, theo tập đoàn công nghiệp UNICA. Điều này làm gia tăng những lo ngại thiếu hụt nguồn cung trên thị trường khi trước đó Ấn Độ và Trung Quốc, hai quốc gia sản xuất hàng đầu cũng dự báo sản lượng giảm trong niên vụ hiện tại; và là nhân tố hỗ trợ giá tăng mạnh.  

Cùng với đó, giá bông hồi phục khi tăng 2,60% so với mức tham chiếu nhờ nhu cầu đối với bông Mỹ tăng trở lại.  

Theo báo cáo Export Sales trong tuần kết thúc ngày 20/04, bán hàng ròng bông Mỹ tăng lên 194.900 kiện, cao hơn hẳn so với mức 62.100 kiện vào tuần trước và xuất khẩu tăng 38% lên mức 398.400 kiện. Đặc biệt, nhu cầu gia tăng chủ yếu từ các nước nhập khẩu chính như Trung Quốc và Việt Nam là dấu hiệu cho thấy tiêu thụ dần trở lại sau thời gian dài ảm đạm trước đó. Đây là yếu tố hỗ trợ giá bông tăng. 

Dầu tăng nhẹ

Giá dầu tăng nhẹ sau khi một quan chức hàng đầu của Nga cho biết các thị trường dầu mỏ toàn cầu là cân bằng.

Phó thủ thướng Nga Alexander Novak cho biết OPEC+ thấy không cần thiết phải cắt giảm thêm sản lượng dầu nhưng luôn có thể điều chỉnh chính sách của họ. Nga là một phần của tổ chức các nhà sản xuất dầu OPEC+ trong tháng này đã thông báo mức giảm tổng cộng khoảng 1,16 triệu thùng/ngày, một quyết định bất ngờ mà Mỹ mô tả là không khôn ngoan và khiến giá dầu tăng cao.

Chốt phiên giao dịch 27/4, dầu thô Brent tăng 68 US cent lên 78,37 USD/thùng, dầu WTI tăng 46 US cent lên 74,76 USD/thùng.

Trong phiên trước đó giá dầu giảm gần 4% do lo lắng về suy thoái kinh tế Mỹ lấn át thông tin dự trữ dầu thô của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến.

Các nhà đầu tư đang theo dõi số liệu kinh tế để có manh mối chiều hướng nhu cầu năng lượng.

Tăng trưởng kinh tế của Mỹ chậm hơn nhiều so với dự kiến trong quý 1, mặc dù đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm trong tuần trước.

Các nhà phân tích thấy lợi nhuận của nhà máy lọc dầu yếu kém là một lực cản lớn đối với giá dầu, Tamas Varga nhà môi giới dầu mỏ của tập đoàn PVM chỉ ra rằng dầu đốt và dầu diesel là thủ phạm chính gây ra sự suy yếu quá mức này.

Nga đã tăng cường xuất khẩu sản phẩm dầu mỏ bất chấp cấm vận và áp trần giá dầu của EU.

Các thị trường sẽ tìm kiếm chiều hướng từ số liệu tổng sản phẩm quốc nội khu vực đồng euro trong quý 1 công bố vào ngày 28/4. Số liệu này có thể ảnh hưởng tới quyết định chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Châu Âu trong cuộc họp ngày 4/5.

Đồng phục hồi từ mức thấp nhất trong gần 4 tháng

Giá đồng phục hồi sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong gần 4 tháng sau khi số liệu kinh tế của Mỹ thúc đẩy USD tăng và nhà đầu tư lo lắng về nhu nhu cầu tại Trung Quốc.

Đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch LME tăng 0,3% lên 8.574,5 USD, bật lên sau khi xuống mức thấp nhất kể từ ngày 6/1 tại 8.426 USD/tấn.

Các nhà đầu tư tập trung vào yếu tố lạm phát của số liệu kinh tế Mỹ, cao hơn dự kiến khiến chỉ số USD tăng.

Nhưng giá đồng sau đó phục hồi bởi chứng khoán Mỹ tăng đã khuyến khích mua vào các tài sản rủi ro khác.

Trước đó số liệu cho thấy lợi nhuận của các công ty công nghiệp Trung Quốc giảm 19,2% trong tháng 3, nhấn mạnh sự mong manh trong lĩnh vực tiêu thụ nhiều kim loại.

Các công ty Trung Quốc sản xuất sản phẩm đồng cho biết họ cắt giảm sản lượng trong quý 2, thường là mùa cao điểm, vì tiêu thụ trong nước phục hồi chậm hơn dự kiến sau Covid-19 và xuất khẩu chậm chạp.

Những lo ngại về kinh tế toàn cầu được thúc đẩy từ số liệu yếu của Mỹ, bao gồm cả số liệu GDP cũng gây áp lực lên thị trường này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *