1
Quý khách
cần hỗ trợ ?

Thị trường Hàng hóa 30/11/2021: Giá dầu và đồng hồi phục, lúa mì và đường lao dốc

Thị trường hàng hóa nguyên liệu đã có sự điều chỉnh sau phiên giảm giá mạnh mẽ trước đó do chưa có nhiều thông tin mới về virus biến thể Omiron. Nông sản phiên này giảm giá do thời tiết ở Nam Mỹ chuyển tốt.

Nội dung

Dầu tăng trở lại

Giá dầu tăng trở lại trong phiên giao dịch vừa qua do các nhà đầu tư điều chỉnh lại giá sau khi giảm mạnh ở phiên liền trước và không có thêm nhiều dữ liệu về virus biến thể Omicron.

Giá dầu Brent đã nhanh chóng hồi phục trở lại mức trên 77 USD/thùng, trong khi dầu Tây Texas Mỹ (WTI) tăng vượt 72 USD. Tuy nhiên, cả hai loại dầu đều giảm dần về cuối phiên. Kết thúc phiên này, dầu Brent đạt 73,44 USD/thùng, tăng 72 US cent (1%) so với phiên trước đó, dầu WTI tăng 1,80 USD, tương đương 2,6% lên 69,95 USD/thùng.

Michael Tran, nhà phân tích của RBC Capital Markets cho biết: “Chúng tôi tin rằng việc giá dầu lao dốc đã bị ‘thổi phồng’ quá mức”, lưu ý rằng việc giá giảm mạnh cho thấy mức cầu yếu hơn nhiều so với mức hiện tại.

Tuy nhiên, nếu biến thể mới của virus Covid-19 chứng minh khả năng kháng vắc xin hoặc dễ lây lan hơn các biến thể khác thì sự xuất hiện của virus này có thể ảnh hưởng đến các ngành du lịch, thương mại và nhu cầu xăng dầu.


Đồng tăng do dự trữ ở LME giảm

Giá đồng tăng trong phiên giao dịch vừa qua do lo lượng đồng lưu kho trên sàn London (LME) giảm, bất chấp lo ngại về ảnh hưởng của sự xuất hiện của virus Omicron đối với tăng trưởng nhu cầu kim loại.

Giá đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London phiên này tăng 1,2% lên 9.570 USD/tấn.

Lượng đồng lưu kho trên sàn London hiện chỉ còn 80.075 tấn, bằng khoảng một phần ba mức dự trữ hồi cuối tháng Tám.


Lúa mì giảm do USD tăng và sản lượng của Mỹ dự báo cao kỷ lục

Giá lúa mì Mỹ kỳ hạn tương lai giảm trong phiên vừa qua do đồng USD mạnh lên và triển vọng sản lượng lúa mì Australia cao kỷ lục làm giảm bớt những lo ngại gần đây về mùa màng sau khi thời tiết đã có mưa.

Giá ngô và đậu tương cũng giảm theo giá lúa mì, do áp lực từ hoạt động bán mạnh mang tính kỹ thuật và bán chốt lời cũng như đã có đủ mưa Argentina và các vùng trồng trọt chính của Brazil vào cuối tuần qua.

Kết thúc phiên giao dịch, lúa mì đỏ mềm vụ đông kỳ hạn tháng 3 giảm 18 cent xuống 8,22-1/4 USD/bushel; ngô giao cùng kỳ hạn giảm 9-1/2 cent xuống 5,82-1/4 USD/bushel và đậu tương giao tháng 1 giảm 11-1/4 cent xuống 12,41-1/2 USD/bushel.


Cà phê giảm 4% do lo ngại về nhu cầu

Giá cà phê arabica giảm mạnh do lo ngại về triển vọng nhu cầu sau khi xuất hiện virus biến thể mới khiến các quỹ hàng hóa giảm mua hàng hóa nhẹ.

Theo đó, giá cà phê arabica giao tháng 3 giảm 4% xuống 2,33 USD/lb. Tuần trước, hợp đồng này đã đạt mức giá cao nhất trong 10 năm là 2,4820 USD.

Cà phê robusta giao tháng 1 cũng giảm 2,1% xuống 2.258 USD/tấn.


Thép giảm do lo ngại về virus biến thể Omicron

Giá thép trên thị trường Trung Quốc giao dịch trong biên độ hẹp do lo ngại sự xuất hiện của virus Omicron có thể làm giảm nhu cầu.

Giá thép cây, dùng trong xây dựng, giao tháng 5 trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm 0,9% xuống 4.145 CNY (649,19 USD)/tấn, sau khi giảm 2,5% trong phiên thứ Sáu (26/11); thép cuộn cán nóng, được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất, giảm 0,9% xuống 4.533 CNY/tấn, sau khi giảm 1,4% ở phiên liền trước, và thép không gỉ cũng giảm 2,6% xuống 17.170 CNY/tấn.

Giá nguyên liệu sản xuất thép trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên biến động trái chiều.

Trong đó, giá quặng sắt kỳ hạn tương lai tăng 4,8% lên 615 CNY/tấn, trong phiên có lúc tăng 6,1%.


Cao su tăng

Giá cao su kỳ hạn giao dịch trên thị trường Nhật Bản giảm do các nhà đầu tư tranh thủ mua giá hời sau đợt giá giảm mạnh trong phiên liền trước. Tuy nhiên, đà tăng bị cản trở bởi lo ngại về sự lây lan của virus biến thể Omicron và sự hạn chế đi lại ở nhiều quốc gia.

Theo đó, cao su kỳ hạn tháng 5 trên Sàn Osaka tăng 1,4 yên, tương đương 0,6%, cao lên 247,7 yên (2,2 USD)/kg.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *