Giá hàng hóa nguyên liệu đồng loạt giảm vào lúc đóng cửa phiên 18/10 do dữ liệu kinh tế tháng 9 ở cả Mỹ và Trung Quốc đều yếu kém – bằng chứng cho thấy các cuộc khủng hoảng đang tác động tiêu cực lên nền kinh tế toàn cầu.
Nội dung
Dầu giảm sau dữ liệu sản xuất công nghiệp của Mỹ
Giá dầu quay đầu giảm từ mức cao nhất nhiều năm do sản lượng công nghiệp tháng 9 của Mỹ giảm, làm dịu đi sự căng thẳng trên thị trường năng lượng.
Sản lượng tại các nhà máy của Mỹ tháng 9 giảm nhiều nhất trong vòng 9 tháng do tình trạng thiếu chất bán dẫn trên toàn cầu khiến sản lượng xe có động cơ giảm tiếp, bổ sung thêm một bằng chứng cho thấy tình trạng nguồn cung hạn chế đang cản trở tăng trưởng kinh tế.
Kết thúc phiên vừa qua, giá dầu Brent giảm 53 US cent, hay 0,6%, xuống 84,33 USD/thùng, sau khi có lúc chạm 86,04 USD, cao nhất kể từ tháng 10/2018.
Tuy nhiên, dầu Tây Texas Mỹ (WTI) tăng 16 US cent, tương đương 1,19%, lên 82,44 USD/thùng vào cuối phiên, sau khi chạm mức 83,87 USD, mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2014.
Tuần trước, cả 2 loại dầu đều tăng ít nhất là 3%.
Đồng giảm khỏi mức cao kỷ lục
Dữ liệu kinh tế yếu kém của Trung Quốc và Mỹ đã ngăn giá đồng tăng, mặc dù nguồn cung giảm mạnh buộc các nhà giao dịch phải trả giá đồng giao ngay ở mức cộng cao chưa từng có trong lịch sử.
Nền kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt với tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong một năm trong quý thứ ba, bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu điện, tắc nghẽn chuỗi cung ứng và những biến động lớn trên thị trường bất động sản, gây áp lực lên các nhà hoạch định chính sách, buộc họ phải hành động nhiều hơn nữa để hỗ trợ nền kinh tế.
Đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 0,7% xuống 10.213 USD/tấn, chênh lệch giá đồng giao ngay so với kỳ hạn 3 tháng tăng lên trên 1.000 USD/tấn, gần gấp đôi mức cao kỷ lục trước đó, được thiết lập vào năm 1987.
Ngô và đậu tương tăng
Giá ngô Mỹ kỳ hạn tương lai tăng trong phiên vừa qua do lo ngại giá phân bón tăng cao sẽ khiến diện tích trồng ngô năm tới bị hạn chế, trong bối cảnh xuất khẩu ngô hàng tuần của Mỹ mạnh hơn dự kiến.
Giá đậu tương cũng tăng do giá dầu thực vật tăng mạnh trên toàn cầu. Giá lúa mì phiên này tương đối ổn định.
Giá đậu tương kỳ hạn cũng tăng nhờ sức mạnh của thị trường dầu su su và dầu thực vật toàn cầu. Hợp đồng lúa mì kỳ hạn theo xu hướng ổn định.
Theo đó, trên sàn London, ngô kỳ hạn tháng 12 tăng 7 cent lên 5,32-3/4 USD/bushel, đậu tương kỳ hạn tháng 11 tăng 6-1/4 cent lên 12,24 USD/bushel, trong khi lúa mì kỳ hạn tháng 12 tăng 3/4 cent lên 7,34-3/4 USD/bushel.
Đường giảm 2%
Giá đường thô kỳ hạn tương lai trên sàn New York giảm hơn 2% do các nhà máy giảm sự chú ý tới thị trường này trong bối cảnh Brazil đã có mưa trên diện rộng, cản trở đà tăng giá.
Kết thúc phiên giao dịch, giá đường thô kỳ hạn tháng 3 giảm 0,45%, tương đương 2,3%, xuống 19,35 cent/lb. Giá đường trắng giao tháng 12 phiên này giảm 12,70 USD, tương đương 2,4% xuống 507,30 USD/tấn.
Cà phê giảm
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12 giảm 1,8 cent, tương đương 0,9%, xuống 2,016 USD/lb. Cà phê robusta kỳ hạn tháng 11 giảm 6 USD, tương đương 0,3%, xuống 2.115 USD/tấn. Thời tiết ở Brazil có mưa cũng giúp hạ nhiệt thị trường cà phê.
Khí gas Mỹ giảm khoảng 8%, ở Châu Âu và Á tiếp tục cao
Giá khí tự nhiên ở Mỹ giảm gần 8% xuống mức thấp nhất trong ba tuần do dự báo thời tiết ôn hòa và sản lượng tăng, bất chấp giá khí đốt ở Châu Âu tăng sau khi tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga không đặt được nhiều công suất đường ống dẫn khí để chuyển thêm nhiên liệu này đến châu Âu.
Trên thị trường Mỹ, giá khí đốt giao tháng 11 giảm 42,1 cent, tương đương 7,8% xuống còn 4,989 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (mmBtu), mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 23/9.
Cao su giảm
Giá cao su tại Nhật Bản giảm trong phiên vừa qua sau khi dữ liệu chính thức cho thấy Trung Quốc, nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới, có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng quý chậm nhất trong khoảng một năm.
Cao su kỳ hạn tháng 3 trên sàn Osaka kết thúc phiên giảm 2,5 yên, tương đương 1,1%, xuống 224 yên/kg. Cao su kỳ hạn tháng 1 trên sàn Thượng Hải tăng 0,7% lên 14.690 CNY/tấn.
Sắt thép giảm
Giá quặng sắt tại Trung Quốc phiên vừa qua giảm. Theo đó, quặng kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn Đại Liên giảm 2,3% xuống 711 CNY/tấn.
Giá thép phiên này cũng giảm. Trên sàn Thượng Hải, thép thanh vằn – dùng trong xây dựng – giảm 1,2% xuống 5.422 CNY/tấn; thép cuộn cán nóng – dùng trong sản xuất, chế tạo – giảm 0,4% xuống 5.678 CNY/tấn, trong khi thép không gỉ tăng 0,8% lên 20.680 CNY/tấn.
Than cao kỷ lục
Giá than tại Trung Quốc tăng mạnh lên mức cao kỷ lục do thời tiết lạnh làm gia tăng tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Giá than luyện cốc kỳ hạn tháng 1/2022 phiên 18/10 có lúc tăng 9% lên 3.869 nhân dân tệ (601,24 USD)/tấn, kết thúc phiên vẫn cao hơn 8,4% so với phiên liền trước (15/10), đạt 3.847 nhân dân tệ/tấn.
Giá than cốc kỳ hạn tương lai cũng tăng 9% trong phiên này, lên 4.344 nhân dân tệ/tấn.