Hàng hóa giao dịch

Đường 11 ICE US

Mã hàng hóa

SBE

Độ lớn hợp đồng

112 000 pound/ lot

Đơn vị yết giá

cent / pound

Thời gian giao dịch

Thứ 2 – Thứ 6:

15:30 – 00:00 (ngày hôm sau)

Bước giá

0.01 cent / pound

Tháng đáo hạn

Tháng 3, 5, 7, 10

Ngày đăng ký giao nhận

5 ngày làm việc trước ngày thông báo đầu tiên

Ngày thông báo đầu tiên

Ngày làm việc đầu tiên của tháng đáo hạn

Ngày giao dịch cuối cùng

Ngày làm việc cuối cùng của tháng trước tháng đáo hạn

Ký quỹ

Theo quy định của MXV

Giới hạn vị thế

Theo quy định của MXV

Biên độ giá

Không quy định

Phương thức thanh toán

Giao nhận vật chất

Tiêu chuẩn chất lượng

Tiêu chuẩn được chi tiết bên dưới

Theo quy định của sản phẩm Đường 11 (Sugar No. 11) giao dịch trên Sở giao dịch ICE.

Đường 11 – đáp ứng tiêu chuẩn giao nhận của ICE về đường mía thô, độ phân cực trung bình đạt 96%.

Giới thiệu

Đường là một trong những loại hàng hóa quan trọng trên thế giới bởi tính cơ bản và thiết yếu. Đã từ rất lâu, đường được coi là nguyên liệu quan trọng cho cuộc sống hằng ngày cũng như cho ngành công nghiệp thực phẩm và nhiên liệu sinh học.
Hợp đồng tương lai đường được giao dịch nhiều nhất trên thế giới là hợp đồng Đường 11 (Sugar No.11) trên Sở giao dịch ICE (New York)

Tại Việt Nam, đường được sản xuất chủ yếu từ cây mía. Nông dân trồng mía và bán cho các nhà nhà máy được xây dựng ở ngay sát những vùng nguyên liệu với quy mô và năng suất khác nhau. Cây mía ở nhiều vùng được đánh giá là cây xóa đói giảm nghèo nên nhận được nhiều hỗ trợ từ chính sách. Sản phẩm hợp đồng tương lai Đường cũng được giao dịch khá nhiều bởi các nhà đầu tư Việt Nam.

Đặc điểm

Đường mía và đường củ cải là 2 loại đường phổ biến nhất trên thế giới, chiếm lần lượt gần 80% và 20% thị trường hiện nay (xem Hình 1). Ngoài ra, cây thốt nốt cũng được trồng để lấy đường ở 1 số vùng địa lý nhưng sản lượng không đáng kể. Cây mía phổ biến ở các nước nhiệt đới như Brazil, Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam…còn  củ cải đường được trồng chủ yếu ở các nước ôn đới như Nga và EU. Một số quốc gia có lãnh thổ rộng lớn và khí hậu đa dạng có thể trồng cả 2 loại cây trên như Trung Quốc và Hoa Kì.  Đối với các vùng  không phát triển được nguồn nguyên liệu hoặc không đủ,  các nhà máy luyện đường địa phương có thể nhập đường thô về để tinh luyện

Cây mía là một trong những cây nông nghiệp lâu đời trên thế giới. Được trồng ở Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ từ khoảng 8000 năm TCN. Nhưng tới tận thế kỉ thứ 18, đường vẫn là sản phẩm khan hiếm tại châu Âu và châu Mỹ. Sang thế kỉ thứ 19, người Châu Âu mới chế biến được đường từ củ cải. Từ đó, Đường không chỉ phổ biến mà còn được coi là nguyên liệu quan trọng trong ngành thực phẩm toàn thế giới.

Diện tích mía trên thế giới đang ở mức 27.4 triệu ha (tăng khoảng 2% mỗi năm). Trong đó Brazil có vùng nguyên liệu chiếm đến 40% nhờ điều kiện thổ những và khí hậu thuận lợi cũng như chính sách hỗ trợ của Chính phủ nước này. Theo sau là Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan.

Củ cải đương được trồng chủ yếu ở Châu Âu với tổng diện tích khoảng 5.1 triệu ha. Nga là nước có diện tích trồng củ cải đường lớn nhất (chiếm khoảng 23%). Diện tích trồng củ cải trên thế giưới đã giảm khoảng 2% mỗi năm trong giá đoạn 2002-2017. Lý do là đường mía chiếm ưu thế trong sản xuất hơn bởi có thể tận dụng tối đa các phụ phẩm trong quá trình sản xuất.  Giá thành sản xuất đường từ mía cũng thấp hơn dẫn tới lợi nhuận gộp cũng lớn hơn so với củ cải. Ngoài ra, diện tích trồng được mía nhiều hơn và được các quốc gia đẩy mạnh phát triển

Sản phẩm

Sau khi được sơ chế nguyên  liệu, cắt/ép để lấy nước đường, chưng cất và ly tâm, sản phẩm cuối cùng thu được trong giai đoạn kết tinh được gọi là đường. Đường này có tính chất và chất lượng khác nhau được chia làm 2 loại cơ bản:

  • Đường chưa tinh luyện (Đường thô): Tỷ trọng giao dịch toàn cầu 61% (2018)
  • Đường tinh luyện (Đường trắng): Tỷ trọng giao dịch 39% (2018)

Về cơ bản, kỹ thuật luyện đường từ mía và củ cải không quá phức tạp, sản phẩm đầu ra tương đồng, rào cản kỹ thuật thấp. Điểm khác biệt duy nhất là luyện đường từ mía cần nhà máy hoặc dây chuyền tinh luyện đường riêng biệt. Trong khi đó, đường củ cải có thể được tinh luyện trực tiếp ngay trên cùng một dây chuyền sản xuất đường thô. Đường thô từ củ cải bắt buộc phải tinh luyện bởi mùi vị của củ cải. Hợp đồng Sugar No. 11 giao dịch tại sàn New York là sản phẩm đường thô. Đường thô có giá thành rẻ hơn, dễ bảo quản và lưu kho.

 

Sản xuất và tiêu thụ

Niên vụ 2017/2018, sản lượng đường toàn cầu đạt mức kỉ lục 195 triệu tấn, thu được từ 27 triệu ha mía và 5 triệu ha củ cải. Brazil là nước sản xuất và xuất khẩu đường lớn nhất thế giới. Ước tính, Brazil chiếm  gần 50% sản lượng xuất khẩu toàn thế giới.

Đường được giao dịch từ 50-60 triệu tấn mỗi năm, chiếm khoảng 30% sản lượng sản xuất. 2 quốc gia có dân số lớn nhất ở châu Á: Trung Quốc và Ấn Độ cũng là 2 quốc gia có nhu cầu tiêu thụ nội địa cực lớn. Họ thường xuyên phải nhập khẩu đường hằng năm.
Khu vực Đông Nam Á có Thái Lan là đất nước xuất khẩu đường lớn. Ngành đường là ngành thâm dụng lao động còn mặt hàng đường được đánh giá là hàng hóa nhạy cảm tại nhiều quốc gia. Do vậy, đặc thù của ngành đường là được bảo hộ tại nhiều quốc gia với các phương thức khác nhau. Các chính sách, phương thức bảo hộ này có thể ảnh hưởng mạnh tới giá đường thế giới.

Trong 10 năm gần đây, sản lượng đường thế giới được thúc đẩy bởi hoạt động sản xuất tại Thái Lan, Brazil và Ấn Độ.
Hiện nay ngành đường thế giới đã bước vào giai đoạn bão hòa, nhu cầu tiêu thụ đường toàn cầu dự báo tăng 1.5%/năm cho đến năm 2027 (thấp hơn mức 1.6% của giai đoạn 2008-2017). Tốc độ tăng trưởng thấp hơn đến tự sự suy giảm tăng trưởng dân số toàn cầu và giảm nhu cầu tiêu thụ ở các quốc gia.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá đường thế giới:

Thời tiết, khí hậu tại các vùng nguyên liệu lớn trên thế giới

Chính sách hỗ trợ, bảo hộ của các quốc gia sản xuất, xuất khẩu

Cạnh tranh trong thị trường chất tạo ngọt

Chính sách sản xuất Ethanol từ Mía