Giới thiệu
Cao su là loài cây công nghiệp thuộc chi Hevea Brasiliensis có nguồn gốc từ rừng Amazon Brasil. Cây có chất nhựa (mủ) là nguyên liệu chính trong sản xuất cao su thiên nhiên. Cây cao su từng được mệnh danh là vàng trắng (white gold) trong nửa đầu của thế kỷ 20 do nguồn lợi rất lớn của nó đem lại.
Ở Việt Nam, , cao su được trồng với quy mô lớn, bao phủ khắp cả nước. Cây cao su nhanh chóng trở thành cây công nghiệp chủ lực và là một trong 3 ngành nông nghiệp đóng góp lớn nhất vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Hợp đồng cao su thiên nhiên cũng thường xuyên được sử dụng để Hedging (bảo hiểm rủi ro) hoặc đầu tư. Cao su RSS3 được giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa Tocom
Đặc điểm
Cây cao su phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 22°C đến 30°C (tốt nhất ở 26°C đến 28°C), cần mưa nhiều (tốt nhất là 2.000 mm) nhưng không chịu được ngập úng và gió. Cây cao su có thể chịu được nắng hạn khoảng 4 đến 5 tháng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm.
Các sản phẩm cao su thiên nhiên đều có tính chất cơ học tốt, đặc biệt bền, kéo xé tốt. Tính chất nổi bật của cao su thiên nhiên so với cao su tổng hợp là tính tưng nảy và tính phục hồi tốt của nó. Cao su thiên nhiên sau khi bị kéo giãn, phục hồi gần như hoàn toàn kích thước ban đầu khi được thả ra và sau đó từ từ phục hồi một phần biến dạng dư. Các sản phẩm làm từ cao su thiên nhiên có độ chịu mỏi rất cao, được dùng trong các ứng dụng chuyển động liên tục. Theo báo cáo của tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG), khoảng 60-65% sản lượng cao su thu thiên nhiên được sử dụng trong công nghiệp sản xuất lốp xe và ruột xe khí nén; 8% dùng cho các sản phẩm dây đai truyền năng lượng, dây đai băng tải, gaskets, phớt, ống; khoảng 6% dùng cho các sản phẩm găng tay y tế và 9% còn lại cho các nhu cầu khác.
Sản phẩm
Mủ cao su thiên nhiên có 2 loại sản phẩm chính là mủ nước (latex) và mủ khô (TSR): Mủ nước (latex) là sản phẩm cao cấp, có hàm lượng cao su cao như găng tay y tế, cao su tiêu dùng. Sản phẩm này còn bao gồm các nhóm như mủ tờ xông khói (RSS), (Hình 2). được phân loại cấp hạng theo tính sạch sẽ, màu sắc và tính không mang những khuyết tật như bọt khí mà có thể thấy bằng mắt thường, RSS được chế biến theo dạng khối theo tiêu chuẩn từng nước.
Mủ khô là mủ cao su dưới dạng khối, phát triển do nhu cầu cho cao su kỹ thuật. Sản xuất cao su khối cơ bản là sự chuyển hóa cao su thô ướt thành dạng hạt bởi các kỹ thuật chế biến nhanh và liên tục. Các mẫu hoặc hạt đã sấy khô được kết lại thành các khối cao su rắn. Các sản phẩm mủ khô thường được dùng chủ yếu để sản xuất săm lốp, phụ tùng ô tô, băng tải…
Nhóm những nước sản xuất cao su nhiều nhất thế giới bao gồm: Thái Lan, Indonexia, Malaysia, Vietnam, Ấn Độ, Trung Quốc,…Trong đó Thái Lan thường chiếm khoảng 1/3 sản lượng cao su trên toàn thế giới.
Khu vực Đông Nam Á là khu vực có sản lượng xuât khẩu lớn nhất thế giới với các quốc gia dẫn đầu như: Năm 2018, Thái Lan là quốc gia xuất khẩu cao su tự nhiên nhiều nhất thế giới (khoảng 4.6 tỷ đô, chiếm khoảng 24.8% giá trị xuất khẩu. Xếp sau đó là Indonesia, Việt Nam, Malaysia.
Các quốc gia nhập khẩu gồm có 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Trung Quốc (khoảng 3.6 tỷ USD) chiếm khoảng 25% giá trị nhập khẩu. Tiếp theo là Mx với 1.7 tỷ USD, chiếm khoảng 12% giá trị. (hình 5)
Các yếu tố ảnh tới giá cao su
- Ảnh hưởng bởi giá dầu: thường biến động đồng pha với giá dầu
- Ảnh hưởng của giao động tiền tệ, đặc biệt là đồng Yên
- Ảnh hưởng bởi thời tiết, chính sách tại các quốc gia sản xuất- tiêu thụ cao su