1
Quý khách
cần hỗ trợ ?

Thị trường hàng hóa ngày 10/5/2023: Gía dầu và kim loại tăng trong khi nhóm nguyên liệu công nghiệp và nông sản chịu sức ép bán

Bản tin thị trường hàng hóa ngày 10/5/2023 có những điểm đáng chú ý gì mời quý Nhà đầu tư cùng theo dõi. Bản tin nhận định thị trường là bản tin do đội ngũ phân tích có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực đầu tư hàng hóa của THC thực hiện dựa trên các tin tức trên toàn thị trường,
Bản tin được cập nhật sớm mỗi ngày nhằm mang những thông tin bổ ích đến quý Nhà đầu tư một cách kịp thời nhất. Rất mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của quý Nhà đầu tư để chúng tôi có động lực phát triển hơn nữa.
THC xin gửi đến quý Nhà đầu tư những nhận định thị trường hàng hóa trong phiên giao dịch ngày 10/5/2023.

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa ngày 09/05, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều, thể hiện qua sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá. Tuy nhiên, lực bán mạnh đối với nhóm nông sản đã kéo chỉ số MXV- Index đảo chiều giảm 0,65% xuống 2.231 điểm, chấm dứt chuỗi hồi phục 3 phiên liên tiếp. Giá trị giao dịch toàn Sở giảm nhẹ, đạt trên 3.300 tỷ đồng.

Thị trường hàng hóa ngày 10/5/2023: Gía dầu và kim loại tăng trong khi nhóm nguyên liệu công nghiệp và nông sản chịu sức ép bán

Nội dung

Giá bông giảm gần 3%

Trên thị trường nguyên liệu công nghiệp, giá bông hợp đồng tháng 07 dẫn dắt xu hướng với mức giảm sâu gần 3% do dữ liệu thương mại yếu kém tại Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu bông lớn nhất thế giới.

Cụ thể, nhập khẩu giảm mạnh 7,9% trong tháng 04, vượt xa mức giảm 1,4% trong tháng trước đó và cả mức 5,0% theo dự đoán của giới chuyên gia. Trong khi đó, xuất khẩu tăng với tốc độ chậm hơn, khiến thị trường lo ngại sự hồi phục về nhu cầu của quốc gia này sẽ không được như kỳ vọng, đồng nghĩa với nhu cầu bông còn khá chênh vênh. Điều này đã gây sức ép khiến giá bông giảm mạnh trong phiên hôm qua.

Ở diễn biến khác, bất chấp số liệu xuất khẩu tiếp tục giảm trong tháng 04 tại Việt Nam, giá Robusta trong phiên hôm qua ghi nhận mức giảm 6 USD so với mức tham chiếu.

Theo Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã xuất khẩu 163.067 tấn cà phê trong tháng 04, giảm 22,2% so với tháng trước, kéo theo lũy kế 4 tháng đầu năm thấp hơn 5,5% so với cùng kỳ năm 2022. Điều này phản ánh thực trạng hạn chế bán hàng của nông dân do tồn kho cạn kiệt được Reuters cảnh báo trước đó.

Thị trường hàng hóa ngày 10/5/2023: Gía dầu và kim loại tăng trong khi nhóm nguyên liệu công nghiệp và nông sản chịu sức ép bán

Chiều ngược lại, Arabica khởi sắc với mức tăng 1,39% so với mức tham chiếu, sau phiên giảm mạnh đầu tuần khi đồng Real của Brazil mạnh lên. Theo đó, tỷ giá USD/Brazil Real giảm 0,47% trong phiên hôm qua, phần nào hạn chế nhu cầu bán hàng của nông dân Brazil. Kết hợp cùng tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE giảm về mức 650.970 bao loại 60kg, thấp nhất kể từ ngày 06/12/2022, khiến những lo ngại về nguồn cung trong ngắn hạn gia tăng, từ đó hỗ trợ giá tăng.

Dầu cọ đã ghi nhận phiên thứ 5 đóng cửa trong sắc xanh với mức tăng hơn 1%. Lo ngại về nguồn cung vẫn đang là yếu tố hỗ trợ giá.

Các chuyên gia cho biết, thị trường đang đánh giá tồn kho cuối tháng 04 có thể giảm mạnh và thời tiết thay đổi thất thường cùng với sự xuất hiện của El Nino. Ủy ban Dầu cọ Malaysia (MPOB) dự kiến sẽ công bố các số liệu cung cầu tháng 04 vào ngày mai, với các cuộc khảo sát gần đây cho thấy xuất khẩu chậm lại trong bối cảnh tồn kho và sản lượng giảm mạnh.

Thị trường nông sản chịu sức ép bán

Với việc triển vọng mùa vụ ở Mỹ khả quan hơn, giá ngô đã giảm mạnh ngay sau khi mở cửa phiên giao dịch ngày 09/05. Đáng chú ý, giá sụt giảm nhanh khi thị trường bước vào phiên tối, trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục có động thái hủy đơn hàng mua ngô từ Mỹ. Kết thúc phiên hôm qua, giá ngô đóng cửa với mức giảm lên tới gần 2%.

Trong báo cáo Tiến độ mùa vụ (Crop Progress) hôm qua, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết tiến độ trồng ngô niên vụ 23/24 của Mỹ đạt 49% kế hoạch, tăng từ mức 26% của một tuần trước đó, đồng thời cũng cao hơn mức 48% dự đoán trung bình của thị trường.

Thêm vào đó, thời tiết tại Mỹ được dự báo sẽ thuận lợi cho hoạt động gieo trồng ngô. Đây là yếu tố đã gây áp lực lớn lên giá ngô trong phiên sáng hôm qua. Bước vào phiên tối, USDA công bố báo cáo Bán hàng hàng ngày (Daily Export Sales), trong đó xác nhận đơn hàng 272.000 tấn ngô niên vụ 22/23 bán cho Trung Quốc đã bị hủy. Tổng khối lượng các lô hàng ngô niên vụ 22/23 tới Trung Quốc bị hủy đã lên tới 974.277 tấn tính tới thời điểm hiện tại.

Triển vọng xuất khẩu tiêu cực của Mỹ đã khiến giá ngô giảm mạnh ngay khi mở cửa phiên tối, đồng thời duy trì áp lực lên giá trong phần còn lại của phiên.

Thị trường hàng hóa ngày 10/5/2023: Gía dầu và kim loại tăng trong khi nhóm nguyên liệu công nghiệp và nông sản chịu sức ép bán

Giá lúa mì cũng ghi nhận mức giảm 1,61% khi kết thúc phiên hôm qua. Tuy giá giảm mạnh trong phần lớn thời gian giao dịch do một số tín hiệu tích cực về thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen, nhưng tình hình mùa vụ của Mỹ tiếp tục xấu đi đã giúp giá lúa mì thu hẹp đà giảm. Liên Hợp Quốc cho biết việc kiểm tra an ninh đối với các tàu xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine đã được nối lại vào hôm qua, sau khi bị gián đoạn trong hai ngày trước đó. Hơn nữa, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cũng bày tỏ sự lạc quan về các buổi thảo luận sớm trước thềm cuộc họp cấp thứ trưởng giữa Nga, Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ vào giữa tuần này. Những thông tin trên đã gây áp lực lên giá lúa mì. Ở chiều ngược lại, tình trạng mùa vụ kém khả quan của Mỹ đã giúp giá lúa mì thu hẹp đà giảm trong phiên hôm qua. Dữ liệu từ báo cáo Crop Progress cho thấy, tỉ lệ lúa mì đông có chất lượng tốt/tuyệt vời của Mỹ chỉ đạt 29% trong tuần kết thúc ngày 07/05, thấp hơn mức 30% kỳ vọng của thị trường.

Dầu tăng

Giá dầu tăng, đảo lại chiều giảm hơn 2% trong đầu phiên, do thị trường cân nhắc kế hoạch bổ sung kho dự trữ dầu mỏ khẩn cấp quốc gia và dự đoán nhu cầu tăng theo mùa.

Chốt phiên 9/5, dầu thô Brent tăng 43 US cent hay 0,6% lên 77,44 USD/thùng, dầu WTI tăng 24 US cent hay 0,3% lên 73,39 USD/thùng.

Chính quyền ông Biden có kế hoạch bắt đầu mua dầu bổ sung vào kho dự trữ dầu mỏ chiến lược đã hỗ trợ việc mua vào để đóng lại các hợp đồng bán khống mang tính đầu cơ. Chính phủ có thể bắt đầu mua dầu thô dự trữ vào cuối năm nay sau khi năm ngoái Tổng thống Joe Biden chỉ đạo đợt bán ra lớn nhất từ kho dự trữ chiến lược.

Một báo cáo từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) chỉ ra nhu cầu theo mùa tăng và sản lượng thấp hơn dự kiến cũng hỗ trợ giá.

EIA cũng dự báo sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ tăng 5,1% lên 12,53 triệu thùng/ngày trong năm nay, nhưng giảm sản lượng ước tính của họ trong năm nay và năm tới so với dự báo trước đó.

Cả hai loại dầu này đã giảm khoảng 2,5% trước đó trong phiên này sau khi tăng trong hai ngày trước.

Giá đã bị áp lực bởi số liệu nhập khẩu của Trung Quốc giảm trong tháng 4, trong khi xuất khẩu tăng với tốc độ chậm hơn, cho thấy nhu cầu trong nước yếu.

Các thị trường cũng theo dõi bình luận của Tổng thống Joe Biden và các nhà lập pháp hàng đầu của Đảng Cộng hòa về việc nâng trần mức nợ 31,4 nghìn tỷ USD, lo ngại về một vụ vỡ nợ chưa từng có nếu Quốc hội không hành động trong ba tuần nữa.

Chủ tịch Fed New York ông John Williams cho biết lạm phát vẫn quá cao và ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục nâng lãi suất nếu cấn, mặc dù ngân hàng trung ương Mỹ đã bỏ hướng dẫn về sự cần thiết tăng lãi suất trong tương lai.

Trong khi việc nghi ngờ về nền kinh tế này có thể gây sức ép lên các thị trường, giá dầu thô được hỗ trợ do các vụ cháy rừng khiến các nhà sản xuất dầu mỏ tại tỉnh Alberta, Canada giảm ít nhất 319,000 thùng dầu quy đổi mỗi ngày, hơn 3,7% sản lượng của nước này.

Đồng, quặng sắt tăng 

Giá đồng tăng nhẹ nhưng bị áp lực giảm sau khi số liệu từ Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng kinh tế và nhu cầu kim loại yếu trong khi tồn kho đang tăng và USD mạnh lên tác động lên tâm lý.

Đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 0,1% lên 8.593 USD/tấn. Giá kim loại này dùng để đánh giá sức khỏe nền kinh tế đã giảm 6% kể từ ngày 14/4.

Nhập khẩu đồng của Trung Quốc trong tháng 4 giảm 12,5% so với một năm trước vì nhu cầu toàn cầu giảm và thị trường bất động sản của Trung Quốc suy yếu.

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ giảm trong tháng 4, với nhu cầu trong nước yếu hơn cho thấy lĩnh vực này đang mất đà.

Số liệu tài chính xã hội và cho vay từ Trung Quốc trong vài ngày tới sẽ được xem xét kỹ lưỡng để tìm manh mối cho triển vọng tăng trưởng và nhu cầu trong tương lai.

Trong khi đó dự trữ đồng của sàn LME tăng 40% lên 71.675 tấn kể từ ngày 18/4.

USD tăng khiến các kim loại định giá bằng đồng bạc xanh này đắt hơn cho người giữ các đồng tiền khác, có thể làm giảm nhu cầu.

Giá quặng sắt Đại Liên tiếp tục tăng do hy vọng chính sách hỗ trợ bổ sung cho nền kinh tế Trung Quốc nhưng triển vọng đầy thách thức đối với nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới này đã gây áp lực lên giá quặng sắt tại Singapore.

Quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, Trung Quốc đóng cửa tăng 1,3% lên 714 CNY (103,3 USD)/tấn. Trước đó giá đã chạm 727,5 CNY, cao nhất kể từ ngày 27/4.

Trên sàn giao dịch Singapore, hợp đồng quặng sắt giao tháng 6 giảm 3,4% xuống 101,9 USD/tấn, sau khi tăng 7% trong phiên trước đó.

Số liệu thương mại ảm đạm của Trung Quốc trong tháng 4 làm nổi bật sự phục hồi khó khăn, với xuất khẩu tăng ở tốc độ chậm hơn so với tháng 3.

Số liệu cũng cho thấy nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc giảm 9,8% trong tháng 4 so với tháng trước đó, nhưng tăng 5,1% so với tháng 4/2022 do khách hàng dự đoán nhu cầu mạnh trong mùa xây dựng cao điểm vào mùa xuân mặc dù thực tế lại khác.

Thép thanh tại Thượng Hải tăng 0,6%, thép cuộn cán nóng tăng 1,1% trong khi thép không gỉ giảm 0,2%.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *