Giới thiệu sản phẩm
Khô đậu tương tiêu chuẩn giao dịch được tạo ra bằng cách xay hạt đậu tương và giảm hàm lượng dầu trong sản phẩm bằng cách sử dụng hexan hoặc dung môi hydrocacbon tương đồng. Khô đậu tương là sản phẩm quan trọng trong ngành công nghiệp chăn nuôi để bổ sung đạm bởi nó chứa đến 50% protein. Đây cũng là sản phẩm được các nhà giao dịch hàng hóa ưu thích.
Tại Việt Nam, Khô đậu tương cũng là nguyên liệu nhập khẩu quan trọng trong ngành chăn nuôi. Bởi vậy đây cũng là sản phẩm có thanh khoản giao dịch cao trên thị trường hàng hóa.
Đặc điểm
Cây đậu tương là loài cây thực phẩm được trồng phổ biến do đặc điểm dễ thích nghi và có hiệu quả kinh tế cao. Các sản phẩm từ đậu tương cũng rất đa dạng từ sử dụng trực tiếp đến chế biến.
Quê hương của đậu tương là Đông Nam Châu Á nhưng Châu Mỹ mới là nơi chủ yếu sản xuất sản phẩm này với các quốc gia như dẫn đầu như: Hoa Kì (chiếm khoảng 34% sản lượng toàn cầu) , Brazil (chiếm khoảng 33%), Argentina (khoảng 15% sản lượng). Ở châu Á, 2 đất nước sản xuất nhiều đậu tương nhất là Trung Quốc và Ấn Độ.
Còn về Khô đậu tương, Trung Quốc là nước đứng đầu về sản xuất khô đậu tương với 72.86 triệu tấn, gấp 1.7 lần Hoa Kì là nước đứng thứ 2 trong niên vụ 2017-2018 (xem hình 1)
Gieo trồng và thu hoạch
Thông thường, đậu tương thường bắt đầu được trồng khi thời tiếp ấm áp, sinh trưởng trong mùa hè và thu hoạch khi thời tiết bắt đầu lạnh giá.
Tại Mỹ, Đậu tương thông thường được gieo trồng vào khoảng tháng 5 đến đầu tháng 6 và thu hoạch vào mua thu từ cuối tháng 9 cho đến cuối tháng 11. Nông dân có thể gieo trồng sớm hoặc muộn hơn 1 chút tùy thuộc vào tình hình thời tiết. Ở 2 nước Nam bán cầu là Brazlil và Argentina thì ngược lại, nông dân thường bắt đầu gieo trồng vào khoảng tháng 9 đến tháng 12 và thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 6 năm sau.
Sản phẩm
Trong hạt đậu tương có đến 38-45% là protein, lipid chiếm khoảng 15%-20%, gluxit và rất nhiều loại muối khoáng. Vì thế đậu tương được coi là cây thực phẩm chất lượng. 85% đậu tương trên thế giới được chế biến thành dầu đậu tương (soybean oil) hoặc khô đậu tương (soybean meal).
Để chiết xuất dầu đậu nành, hạt đậu được nghiền, loại bỏ vỏ, cuộn thành dạng mảnh, ngâm trong dung môi và đưa vào chưng cất. Dầu đậu nành thô được tinh chế và pha trộn để cho ra các sản phẩm khác nhau. Nguyên liệu còn lại của hạt đậu sau khi được tách lấy dầu được sấy khô, nghiền thành khô đậu tương. Khô đậu tương có chứa lượng protein lên đến 50% nên nó được sử dụng làm nguyên liệu bổ sung protein cho vật nuôi. Ước tính 97% khô đậu tương được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.
Tình hình sản xuất trên thế giới và tiêu thụ
Niên vụ 2018- 2019, Trung Quốc tiếp tục là quốc gia nhập khẩu nhiều đậu tương nhất thế giới với tổng sản lượng lên đến 88 triệu tấn, chiếm quả nửa khối lượng nhập khẩu toàn thế giới. (xem hình 2) Hiện Trung Quốc vẫn chưa thể chủ động được nguồn cung sản phẩm này cho thị trường 1.3 tỷ dân. Xếp thứ 2 là khu vực EU.
Về mặt xuất khẩu, Brazil là cường quốc hằng đầu về xuất khẩu đậu tương, chiếm đến 56% toàn thế giới, xếp thứ 2 là Hoa Kì, chiếm khoảng 29% (xem hình3 ).
Trung Quốc nhập khẩu đậu tương chủ yếu từ Brazil và Hoa Kì . Sau khi xảy ra căng thẳng thương mai, Trung Quốc giảm mạnh nhập từ Mỹ và tăng nhập khẩu từ Brazil và Argetntina. Tuy nhiên gần đây, sau khi có nhiều đấu hiệu cho thất đạt được các thỏa thuận thương mai, Trung Quốc tiếp tục thu mua mạnh sản phẩm đậu tương của Mỹ.
Cùng với việc nhập khẩu và nguồn cung nội địa, Trung Quốc trở thành nước sản xuất và tiêu thụ khô đậu tương lớn nhất bởi nhu cầu rất lớn từ ngành chăn nuôi và thủy sản (xem hình 4). Tiếp theo là Hoa Kì và khu vực EU.
Các yếu tố ảnh hưởng lớn đến thị trường khô đậu tương:
Xung đột và Thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung.
Sự kiện thời tiết : Khi hậu, thời tiết rên khắp thế giới, đặc biệt ở địa phương các vùng trồng trọt có thể ảnh hưởng đến nguồn cung.
Báo cáo Ước tính Cung và Cầu Nông nghiệp Thế giới của USDA (WASDE) đưa ra dự báo toàn diện hàng tháng, thường làm thay đổi thị trường theo hướng bất ngờ.
Báo cáo trữ lượng ngũ cốc: Cung cấp thông tin về trữ lượng đầu tương.
Các sự kiện liên quan đến ngành chăn nuôi: Thương mại, dịch bệnh…
Các sự kiện thương mại, chính trị song phương, đa phương liên quan đến nông nghiệp.