Giới thiệu sản phẩm
Ngô: được sản xuất 41 tỷ giạ niên vụ 2017 2018 nhưng được giao dịch nhiều gấp 11 lần trên thị trường phái sinh (CBOT), Ngô là sản phẩm giao dịch ưu thích của các nhà giao dịch hang hóa trên toàn thế giới
Tại Việt Nam, Ngô là loại cây lương thực quen thuộc và cũng là sản phẩm hàng hóa được giao dịch với tính thanh khoản cao
Đặc điểm
Ngô là cây lương thực được gieo trồng nhiều nhất tại châu Mỹ chỉ riêng tại Hoa Kỳ thì sản lượng đã là khoảng 360 triệu tấn mỗi năm. (Hoa Kì cũng là nước có sản lượng ngô cao nhất thế giới). Các nước sản xuất hàng đầu khác còn có Trung Quốc, Brasil, Mexico, Argentina, Ấn Độ, Nam Phi, Italia.., Ngô cũng được gieo trồng rộng khắp thế giới với sản lượng hàng năm cao hơn bất kỳ cây lương thực nào.
Gieo trồng và thu hoạch
Thời gian gieo trồng thường là mùa xuân ở các nước ôn đới. Cây ngôn sinh trưởng dài, ngắn khác nhau phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh, giao động từ 90 – 160 ngày kể từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch. Thời gian gieo trồng thường bắt đầu vào tháng 3 cho đến tháng 5; thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 11.
Sản phẩm
Ngô thường được trồng để lấy hạt. Các hạt ngô có kích thước cỡ hạt đậu Hòa Lan và bám chặt thành các hàng tương đối đều xung quanh một lõi trắng để tạo ra bắp ngô. Mỗi bắp ngô dài khoảng 10 – 25 cm (4 – 10 inch), chứa khoảng 200 – 400 hạt. Hạt ngô thường có màu vàng, đen, trắng, đỏ ( tùy thuộc vào giống ngô) . Khi được nghiền thành bột, ngô tạo ra nhiều bột và ít cám hơn so với lúa mì
Hạt ngô là lương thực quan trọng đối với con người và nguyên liệu chính để sản suất nhiều loại thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra Ngô còn để siro, rượu, ethanol…
Tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu Ngô trên thế giới
Theo USDA, trong niên vụ 2018- 2019, toàn thế giới sản xuất được khoảng 43,290 giạ ngô (tương đương 1100 triệu tấn). Trong đó Hoa Kì vẫn là nước sản xuất hằng đầu với tổng sản lượng lên đến 14,420 giạ (tương đương 360 triệu tấn). Hoa Kì cũng là đất nước xuất khẩu hằng đầu
Trung Quốc là đất nước xếp vị trí thứ 2 về sản xuất Ngô. Tuy nhiên, sản xuất ngô của Trung Quốc chủ yếu cho nhu cầu trong nước.
Argentina và Ukraine cũng là 2 nước sản xuất và xuất khẩu Ngô hàng đầu thế giới. Khu vực EU và Mexico mặc dù sản xuất được sản lượng tương đối lớn nhưng vẫn nhập khẩu ngô.
Khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam chủ yếu nhập khẩu Ngô chu nhu cầu làm thức ăn chăn nuôi. Khu vực Đông Á có Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là 2 đất nước nhập khẩu Ngô lớn.
Các yếu tố ảnh hưởng lớn đến thị trường Ngô
- Sự kiện thời tiết : Khi hậu, thời tiết rên khắp thế giới, đặc biệt ở địa phương các vùng trồng trọt có thể ảnh hưởng đến nguồn cung
- Báo cáo Ước tính Cung và Cầu Nông nghiệp Thế giới của USDA (WASDE) đưa ra dự báo toàn diện hàng tháng, thường làm thay đổi thị trường ngô theo hướng bất ngờ
- Báo cáo Triển vọng của USDA, được ban hành vào tháng 3, nêu chi tiết về số lượng và loại cây trồng mà nông dân Mỹ dự định trồng
- Báo cáo về trữ lượng ngũ cốc do Cơ quan thống kê nông nghiệp quốc gia Hoa Kì (NASS) phát hành bốn lần một năm, các báo cáo này cung cấp thông tin cập nhật về trữ lượng ngô theo tiểu bang và theo vị trí (lưu trữ trong hoặc ngoài trang trại)
- Tình hình sản xuất nguyên liệu sinh học tại các nước xuất khẩu
- Các bác cáo khác về Xuất khẩu Nông nghiệp của Hoa Kì
- Các sự kiện thương mại, chính trị song phương, đa phương liên quan đến nông nghiệp