1
Quý khách
cần hỗ trợ ?

Thị trường hàng hóa 18/8/2023: Giá hàng hoá nguyên liệu thế giới chấm dứt chuỗi suy yếu

Bản tin thị trường hàng hóa ngày 18/8/2023 có những điểm đáng chú ý gì mời quý Nhà đầu tư cùng theo dõi.

Bản tin nhận định thị trường là bản tin do đội ngũ phân tích có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực đầu tư hàng hóa của THC thực hiện dựa trên các tin tức trên toàn thị trường, Bản tin được cập nhật sớm mỗi ngày nhằm mang những thông tin bổ ích đến quý Nhà đầu tư một cách kịp thời nhất. Rất mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của quý Nhà đầu tư để chúng tôi có động lực phát triển hơn nữa.

THC xin gửi đến quý Nhà đầu tư những nhận định thị trường hàng hóa trong phiên giao dịch ngày 18/8/2023.

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch hôm qua (17/8), giá hàng hoá nguyên liệu thế giới lấy lại động lực hồi phục, hỗ trợ chỉ số MXV-Index đóng cửa tăng 0,53% lên 2.230 điểm, kết thúc chuỗi giảm 5 phiên liên tiếp. Trong khi đó, dòng tiền đầu tư đến thị trường có sự suy yếu, giá trị giao dịch toàn Sở đạt 3.100 tỷ đồng.

Nhóm kim loại và năng lượng đóng góp chính vào mức tăng chung của toàn thị trường trong ngày hôm qua. Trong đó, toàn bộ 10 trên 10 mặt hàng kim loại đồng loạt đóng cửa trong sắc xanh.

Nội dung

10 mặt hàng kim loại đồng loạt bật tăng

Đối với nhóm kim loại quý, giá bạc và bạch kim đều chấm dứt chuỗi giảm 4 phiên liên tiếp. Cụ thể, giá bạc phục hồi 0,80% lên 22,71 USD/ounce và giá bạch kim chốt ở 895,6 USD/ounce sau khi tăng 0,48 USD/ounce. MXV cho biết, vai trò trú ẩn an toàn của kim loại quý được phát huy, trong bối cảnh thị trường tài chính tiềm ẩn nhiều rủi ro, đã thúc đẩy lực mua đối với bạc và bạch kim trong ngày hôm qua.

Cụ thể, dữ liệu được Bộ Lao động Mỹ công bố hôm qua cho thấy, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ trong tuần 12/08 đạt 239.000, thấp hơn 1.000 đơn so với dự báo, cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn tích cực hơn so với dự báo.

Trong khi đó, loạt dữ liệu được công bố ngày 16/8 cũng cho thấy việc xây dựng nhà ở tại Mỹ tăng mạnh trong tháng 7. Do vậy, số liệu việc làm và sản xuất tích cực đã làm gia tăng mối lo ngại của nhà đầu tư về việc tăng lãi suất, đặc biệt là sau khi biên bản họp tháng 7 được công bố cho thấy các quan chức vẫn kiên quyết với mục tiêu hạ nhiệt lạm phát về 2%. Theo đó, kỳ vọng lãi suất tiếp tục tăng đã thúc đẩy lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên 4,30%, đạt cao nhất kể từ năm 2007. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 30 năm cũng tăng lên mức cao nhất trong 12 năm, với 4,41%.

Đối với nhóm kim loại cơ bản, kỳ vọng gia tăng các chính sách hỗ trợ nền kinh tế từ Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ kim loại hàng đầu, đã giúp củng cố sức mua các mặt hàng trong ngày hôm qua. Giá hai mặt hàng chủ chốt là đồng COMEX và quặng sắt tăng lần lượt 0,93% và 4,8%, chốt ngày tại mức 8.138,35 USD/tấn và 105,65 USD/tấn.

Bên cạnh đó, đối với thị trường đồng, giá còn được hỗ trợ do một số lo ngại về nguồn cung. Tồn kho đồng tại Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải và các kho ngoại quan của Trung Quốc chỉ còn 110.314 tấn vào ngày 11/08, giảm 53% so với cùng kỳ năm ngoái và tương đương với mức tiêu thụ chỉ dưới ba ngày.

Hơn nữa, các nhà phân tích của Citi mới đây đã hạ dự báo sản lượng đồng khai thác toàn cầu trong năm 2023 xuống còn 22,2 triệu tấn, giảm 310.000 tấn so với 22,5 triệu tấn theo dự báo trước đó. Sang năm 2024, sản lượng đồng được dự báo giảm xuống 23,2 triệu tấn, tương đương giảm 154.000 so với lần báo cáo trước.

Trên thị trường nội địa, ngày 17/8, một số doanh nghiệp sản xuất thép trong nước tiếp tục hạ giá bán thép, khoảng 100.000 đồng/tấn với các sản phẩm thép cuộn CB240, xuống còn 13,5 – 14,04 triệu đồng/tấn, đồng thời giữ nguyên giá bán với thép vằn thanh D10 CB300, ở mức 13,89 – 14,04 triệu đồng/tấn, theo số liệu của Steel Online.

Như vậy, tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá thép xây dựng đã có 16-17 đợt giảm, tuỳ thương hiệu sẽ có tần suất và mức điều chỉnh khác nhau. Giá thép vẫn đang duy trì ở mức thấp trong vòng 3 năm trở lại đây.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết nhu cầu tiêu thụ thép nội địa và xuất khẩu trong 7 tháng vừa qua ở mức thấp, các nhà máy phải giảm giá bán để đáp ứng kế hoạch sản xuất/bán hàng, tần suất 1 lần/tuần, mức giảm trung bình 150.000 – 200.000 đồng/tấn.

Một mặt, giá thép trong nước biến động theo đà giảm của giá sắt thép toàn cầu. Mặt khác, tiêu thụ sắt thép trong nước vẫn còn trầm lắng vì vẫn đang trong mùa tiêu thụ thấp điểm. Theo MXV, dự đoán khoảng đầu quý IV, ngành thép mới có thể giảm bớt một số áp lực do bước vào thời điểm mùa xây dựng cao điểm hơn, các công trình đẩy nhanh tiến độ thi công và các dự án đầu tư lớn gấp rút hoàn thiện.

Dầu WTI hồi phục sau 3 ngày liên tiếp suy yếu

Kết ngày giao dịch 17/08, giá dầu phục hồi nhẹ sau chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp, một phần do lực mua bắt đáy của các nhà đầu tư sau khi giá dầu giảm xuống vùng hỗ trợ quan trọng. Mặt khác, những tín hiệu tích cực về nhu cầu tại Mỹ và Trung Quốc, 2 quốc gia tiêu thụ dầu hàng đầu cũng đã thúc đẩy lực mua đối với mặt hàng này. Chốt ngày, giá dầu WTI tăng 1,27% lên 80,39 USD/thùng. Dầu Brent tăng 0,8% lên 84,12 USD/thùng.

Dự trữ xăng của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 2 tháng, theo dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết ngày 16/08. Các sản phẩm được cung cấp hàng tuần, đại diện cho nhu cầu, cũng đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 12.

Tại Trung Quốc, bất chấp các trở ngại lớn cho tăng trưởng kinh tế, nhu cầu dầu thô cho các hoạt động lọc dầu của nước này tương đối mạnh mẽ. Mặc dù nhập khẩu giảm trong tháng 7, nhưng quốc gia này đã rút dầu từ kho dự trữ nhằm phục vụ cho quá trình lọc dầu. Đây là một trong số ít những lần sử dụng dầu từ kho sau khi Trung Quốc liên tục bổ sung kho trong nhiều tháng liên tiếp.

Trung Quốc không công bố dữ liệu về dòng chảy dầu trong kho dự trữ quốc gia, nhưng ước tính có thể được thực hiện bằng cách trừ lượng dầu thô đã qua chế biến khỏi tổng lượng dầu thô có sẵn từ nhập khẩu và sản lượng trong nước. Theo đó, các nhà máy lọc dầu đã sử dụng khoảng 510.000 thùng/ngày từ các kho dự trữ trong tháng 7.

Theo dự báo từ Reuters, các nhà máy lọc dầu Trung Quốc có thể sẽ tăng cường nhập khẩu trong tháng 8 và tháng 9, dự báo lượng hàng đến là 11,91 triệu thùng/ngày trong tháng này, so với khoảng 10,3 triệu thùng/ngày trong tháng 7 vừa qua.

Ca cao cao nhất 46 năm

Giá cacao kỳ hạn tương lai trên thị trường London đã tăng lên mức cao nhất trong 46 năm vào thứ Năm do triển vọng vụ mùa của Ghana xấu đi làm tăng thêm lo ngại về nguồn cung.

Ca cao tháng 12 tăng 23 GBP, tương đương 0,8%, lên 2.741 GBP/tấn, sau khi thiết lập mức cao nhất trong 46 năm là 2.765 GBP.

Các đại lý cho biết triển vọng sản xuất ở Ghana ngày càng ảm đạm đang giúp hỗ trợ giá và có thể dẫn đến thâm hụt toàn cầu thậm chí còn lớn hơn trong niên vụ 2022/23 hiện tại.

Tổ chức Ca cao Quốc tế, trong bản cập nhật hàng quý gần đây nhất, ước tính sản lượng thu hoạch của Ghana ở mức 750.000 tấn nhưng các đại lý cho biết hiện có thể thấp hơn đáng kể so với mức đó.

Cacao kỳ hạn tháng 12 trên sàn New York cũng tăng 36 USD, tương đương 1,0%, lên 3.488 USD/tấn.

Giá dầu cọ kỳ tăng vào thứ Năm, là phiên tăng thứ ba liên tiếp, đạt mức đóng cửa cao nhất gần ba tuần do đồng ringgit suy yếu và xuất khẩu mạnh hỗ trợ tâm lý.

Hợp đồng dầu cọ giao tháng 11 trên Sàn Bursa Malaysia đóng cửa ở mức tăng 76 ringgit, tương đương 1,98%, lên 3.922 ringgit (843,44 USD)/tấn, mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 28 tháng 7.

Ringgit, đơn vị tiền tệ giao dịch của cọ, giảm 0,5% so với đồng đô la, khiến mặt hàng này trở nên rẻ hơn đối với người mua nắm giữ ngoại tệ.

Giá cao su kỳ hạn tương lai trên thị trường Nhật Bản kéo dài mức tăng sang phiên thứ ba liên tiếp, được hỗ trợ bởi đồng yên yếu hơn, mặc dù những lo ngại về nền kinh tế ngày càng dễ bị tổn thương của Trung Quốc đã hạn chế mức tăng.

Hợp đồng cao su giao tháng 1 của Sở giao dịch Osaka kết thúc phiên tăng 0,7 yên, tương đương 0,4%, lên 196,3 yên (1,34 USD)/kg.

Hợp đồng cao su giao tháng 1 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải chấm dứt chuỗi ba ngày giảm liên tiếp, tăng 60 NDT lên mức 12.820 NDT (1.755,20 CNY)/tấn.

Đồng yên suy yếu xuống 146,565 JPY/USD, mức thấp nhất kể từ tháng 11, chịu áp lực mới do chênh lệch lãi suất giữa môi trường lãi suất cực thấp của Mỹ và Nhật Bản.

Đậu tương và tăng do dự báo thời tiết nóng và khô ở Mỹ, lúa mì giảm

Giá đậu tương trên sàn Chicago đạt mức cao nhất 2 tuần vào thứ Năm do lo ngại rằng dự báo thời tiết khô, nóng có thể làm giảm vụ thu hoạch sắp tới của Mỹ.

Hợp đồng đậu tương giao dịch nhiều nhất kết thúc phiên ở mức 6-1/2 cent ở mức 13,30 USD/bushel, cao nhất kể từ ngày 4 tháng 8.

Giá ngô kỳ hạn cũng vững đến tăng, với hợp đồng ngô giao dịch nhiều nhất tăng 4-1/4 cent lên 4,85-3/4 USD/bushel sau khi phục hồi vào thứ Tư từ mức thấp nhất vào tháng 12 năm 2020.

Giá lúa mì giảm bởi nhu cầu xuất khẩu lúa mì Mỹ không cao và dự đoán Nga gia tăng xuất khẩu.

Có thông tin Ấn Độ đang đàm phán với Nga để nhập khẩu lúa mì nhằm kiềm chế lạm phát lương thực.

Hợp đồng lúa mì kỳ hạn giao dịch mạnh nhất trên sàn CBOT kết thúc phiên giảm 7-3/4 cent xuống 6,15-1/4 USD/bushel.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *