1
Quý khách
cần hỗ trợ ?

Thị trường Hàng hóa 16/8/2022: Hầu hết các mặt hàng trên thị trường hàng hóa quay đầu lao dốc

Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/08, ngoại trừ những diễn biến trái chiều trên thị trường nguyên liệu công nghiệp, sắc đỏ hoàn toàn phủ kín 3 nhóm mặt hàng còn lại bao gồm nông sản, năng lượng và kim loại.

Nội dung

Các mặt hàng nông sản đồng loạt quay đầu suy yếu

Chịu tác động sau Báo cáo Cung – cầu nông sản (WADSE) tháng 8, nhóm nông sản dẫn dắt xu hướng giảm trên thị trường. Trong đó, ngô và nhóm đậu tương là những nguyên liệu ghi nhận đà giảm mạnh nhất.

Đậu tương đã không thể duy trì đà tăng từ tuần trước đó. Theo Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), thời tiết nhìn chung khá thuận lợi cho quá trình phát triển của đậu tương và điều này càng củng cố sự chính xác về dự báo tăng năng suất đậu tương của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong Báo cáo WASDE sản phát hành cuối tuần trước. Lo ngại về nguồn cung tại Mỹ được xoa dịu đã tạo sức ép lên giá ngay đầu phiên giao dịch.

Thị trường Hàng hóa 16/8/2022: Hầu hết các mặt hàng trên thị trường hàng hóa quay đầu lao dốc

Giá ngô cũng đã quay đầu suy yếu trở lại sau tuần tăng mạnh trước đó. Bên cạnh thời tiết cải thiện tại Mỹ, nhu cầu cũng là yếu tố đã tạo sức ép lên giá. Trung Quốc đang xúc tiến các hiệp định thúc đẩy thương mại để hoạt động xuất khẩu ngô từ Brazil có thể bắt đầu nhanh nhất có thể. Thỏa thuận được bắt đầu sớm hơn dự kiến, trong khi 70% lượng ngô từ Trung Quốc đến từ Mỹ nên việc nguồn cung từ Brazil đang được đẩy mạnh sẽ tạo sức ép cạnh tranh lên giá ngô trên Sở Chicago.

Lúa mì cũng đóng cửa trong sắc đỏ nhưng ghi nhận mức giảm nhẹ hơn trong nhóm nông sản. Sự suy yếu nhu cầu tiêu thụ toàn cầu và việc Ukraine duy trì hoạt động xuất khẩu từ các cảng biển Đen là nguyên nhân chính khiến giá giảm.

Nhóm năng lượng lao đao trên thị trường

Giá dầu WTI đánh mất mốc 90 USD/thùng

Giá dầu giảm sau số liệu kinh tế Trung Quốc đáng thất vọng, dấy lên mối lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ làm giảm nhu cầu nhiên liệu.

Chốt phiên giao dịch ngày 15/8, dầu thô Brent giảm 3,05 USD tương đương 3,1% xuống 95,1 USD/thùng, sau khi giảm 1,5% trong phiên trước đó và dầu thô Tây Texas WTI giảm 2,68 USD tương đương 2,9% xuống 89,41 USD/thùng, sau khi giảm 2,4% trong phiên trước đó. Như vậy, giá dầu Brent chạm mức thấp nhất kể từ trước cuộc xung đột Nga – Ukraine hôm 24/2/2022, trong khi giá dầu WTI chạm mức thấp nhất kể từ đầu tháng 2/2022.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc – nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới – cắt giảm lãi suất cho vay để phục hồi nhu cầu, khi số liệu cho thấy nền kinh tế trong tháng 7/2022 bất ngờ chậm lại, với hoạt động nhà máy và bán lẻ bị siết chặt bởi chính sách zero-Covid của Bắc Kinh và khủng hoảng tài sản. Sản lượng dầu tinh lọc của nước này giảm xuống 12,53 triệu thùng/ngày (bpd) – thấp nhất kể từ tháng 3/2020. Đồng thời, Ngân hàng ING cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2022 xuống 4%, giảm so với dự báo 4,4% trước đó và cho biết có khả năng giảm tiếp.

Giá dầu chỉ phục hồi phần nào trong cuối phiên khi Iran cho biết sẽ phản hồi về dự thảo về đàm phán hạt nhân mà EU đưa ra trong ngày hôm nay. Iran vẫn đang kêu gọi Mỹ phải tăng tính thỏa hiệp trong các vấn đề đàm phán.

Giá khí tự nhiên giảm 1%

Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm 1%, do nguồn cung tăng, dự báo thời tiết mát hơn và nhu cầu điều hòa không khí trong 2 tuần tới thấp hơn so với dự báo trước đó.

Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 9/2022 trên sàn New York giảm 4 US cent tương đương 0,5% xuống 8,728 USD/mmBTU. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay giá khí tự nhiên tăng 134%, do giá khí đốt tại châu Âu và châu Á tăng thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại Mỹ tăng.

Thị trường Hàng hóa 16/8/2022: Hầu hết các mặt hàng trên thị trường hàng hóa quay đầu lao dốc

Sắc đỏ phủ kín bảng giá kim loại sau loạt dữ liệu kinh tế tại Trung Quốc

Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, toàn bộ các mặt hàng trong nhóm kim loại đều đóng cửa trong sắc đỏ. Bạc suy yếu trở lại với mức giảm 2,06% xuống 20,27 USD/ounce. Bạch kim cắt đứt chuỗi tăng 3 phiên liên tiếp, dẫn dắt đà giảm trên thị trường kim loại quý khi lao dốc 2,69% xuống 933,6 USD/ounce.

Giá đồng giảm

Giá đồng giảm, do lo ngại nhu cầu tại Trung Quốc suy giảm bởi số liệu kinh tế yếu và đồng USD tăng, song ngân hàng trung ương của nước này cắt giảm lãi suất đã hạn chế đà suy giảm giá đồng.

Giá đồng trên sàn London giảm 1% xuống 8.010 USD/tấn, trong phiên trước đó chạm 8.214 USD/tấn – thấp nhất 6 tuần.

Giá quặng sắt giảm, thép cây không thay đổi

Giá quặng sắt tại Đại Liên và Singapore giảm, trong bối cảnh các chỉ số kinh tế đáng thất vọng và làn sóng nóng tại Trung Quốc, trong khi Ngân hàng trung ương nước này bất ngờ cắt giảm lãi suất, đã hạn chế sự bi quan của các thương nhân.

Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn Đại Liên giảm 2,9% xuống 707,5 CNY (104,64 USD/tấn).

Đồng thời, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2022 trên sàn Singapore giảm 3,1% xuống 1-7 USD/tấn.

Nền kinh tế của nước sản xuất thép hàng đầu – Trung Quốc – bất ngờ chậm lại trong tháng 7/2022, với sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ không như dự báo, cho thấy sự phục hồi không ổn định khi Bắc Kinh không có dấu hiệu nới lỏng chính sách zero –Covid.

Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây không thay đổi, thép cuộn cán nóng giảm 0,9% và thép không gỉ giảm 0,7%.

Thị trường Hàng hóa 16/8/2022: Hầu hết các mặt hàng trên thị trường hàng hóa quay đầu lao dốc

Trên thị trường kim loại cơ bản, giá đồng COMEX ngay lập tức chịu áp lực bán tháo mạnh sau loạt dữ liệu nêu trên. Quặng sắt cũng kết phiên với mức lao dốc gần 4% xuống 105,98 USD/tấn. Theo Cục Thống kê quốc gia, các khoản đầu tư bất động sản Trung Quốc đã suy yếu 12,3% trong tháng Bảy so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức giảm lớn nhất trong năm 2022. Giá đồng và sắt thép do đó phải chịu sức ép bán lớn do vai trò quan trọng trong lĩnh vực này. Ngoài ra, đối với quặng sắt, dữ liệu sản lượng thép trong tháng 7 của Trung Quốc giảm hơn 10% so với tháng trước đó đã kéo giá nguyên liệu này suy yếu trong phiên.

Nhóm nguyên liệu Công nghiệp diễn biến trái chiều 

Giá cao su tại Nhật Bản giảm

Giá cao su tại Nhật Bản giảm phiên thứ 3 liên tiếp sau khi chạm mức thấp nhất 8 tháng trong đầu phiên giao dịch, theo xu hướng giá cao su tại Thượng Hải giảm, do lo ngại nhu cầu tại nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – suy yếu sau thất vọng về số liệu kinh tế.

Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn Osaka giảm 1,1 JPY tương đương 0,5% xuống 227,6 JPY (1,71 USD)/kg.

Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn Thượng Hải giảm 190 CNY xuống 12.835 CNY (1.897 USD)/tấn.

Giá cà phê diễn biến trái chiều

Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12/2022 trên sàn ICE giảm 0,85 US cent tương đương 0,4% xuống 2,2155 USD/lb, trong phiên trước đó đạt 2,234 USD/lb – cao nhất 1 tháng.

Trong khi đó, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 11/2022 tăng 4 USD tương đương 0,2% lên 2.265 USD/tấn – cao nhất kể từ giữa tháng 2/2022 (2.270 USD/tấn).

Giá đường thô rời khỏi mức cao nhất 3,5 tuần

Giá đường thô trên sàn ICE giảm từ mức cao nhất 3,5 tuần trong đầu phiên giao dịch.

Giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn ICE giảm 0,06 US cent tương đương 0,3% xuống 18,54 US cent/lb, sau khi đạt mức cao nhất 3,5 tuần (18,7 US cent/lb) trong đầu phiên giao dịch.

Trong khi đó, giá đường trắng kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn London tăng 0,9 USD tương đương 0,2% lên 561 USD/tấn.

Giá dầu cọ giảm hơn 6%

Giá dầu cọ tại Malaysia có phiên giảm mạnh nhất trong tháng, cùng với đó là giá dầu thô và dầu đậu tương suy yếu cũng gây áp lực thị trường.

Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn Bursa Malaysia giảm 294 ringgit tương đương 6,67% xuống 4.113 ringgit (922,82 USD)/tấn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *